- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
3 dấu hiệu báo chuyển dạ
Hãy chú ý tới 3 dấu hiệu cổ điển báo chuyển dạ sau đây:
1. Các cơn co thắt gây đau
Chuyển dạ giả và chuyển dạ thật nằm ở sự khác biệt giữa các cơn co bóp. Càng gần với ngày dự kiến sinh, bạn càng cảm nhận được những cơn co thắt nhẹ, khó chịu và thay đổi cường độ. Chuyển dạ giả có thể gây co thắt nhưng thường không đau (hoặc đau ít), trong khi đó các cơn co của chuyển dạ thật thì rất đau. Cường độ giữa các cơn co của chuyển dạ thật cũng mạnh hơn. Thậm chí, bạn không thể đi bộ hoặc nói chuyện vì đau.
2. Các cơn co thắt mạnh, lặp đi lặp lại và dai dẳng
Khi các cơn co thắt cách nhau 5-7 phút, liên tục trong ít nhất một tiếng, với cường độ đau mạnh dần lên thì có thể bạn sắp sinh. Tuy nhiên, cần xem xét cả dấu hiệu mở tử cung nữa. Nếu đây là lần sinh con đầu lòng thì thời gian chuyển dạ thường lâu hơn. Bạn có khi phải đợi tới khi các cơn co cách nhau khoảng 5 phút một mới gọi bác sĩ. Nếu đây là lần sinh thứ hai thì nên gọi bác sĩ khi các cơn co cách nhau mỗi 10-15 phút. Nhìn chung, thời gian chuyển dạ sinh lần hai chỉ bằng ½ so với lần đầu.
3. Vỡ ối
Nước ối tạo thành dòng phun nhỏ hoặc chảy liên tục chính là dấu hiệu vỡ ối, báo chuyển dạ đã bắt đầu, bạn cần nhập viện gấp.
Một số dấu hiệu trước 24-48 tiếng chuyển dạ thật:
- Bị tiêu chảy: Bạn có thể bị tiêu chảy 1-2 ngày trước khi chuyển dạ thật. Đó là cách để cơ thể làm rỗng ruột, tạo điều kiện cho tử cung co thắt tốt. Tuy nhiên, chứng khó tiêu hoặc nôn ói trước khi chuyển dạ cũng có thể xảy ra.
- Thai tụt: Đầu của bé lọt vào xương chậu của mẹ, chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Khi đó, trọng lượng của thai không còn dồn lên cơ hoành nên khiến bạn dễ thở hơn.
- Bạn thấy khỏe mạnh hơn: Đột nhiên, bạn không còn cảm giác kiệt sức nữa mà thay vào đó, bạn muốn làm nhiều việc hơn, như hoàn thành công việc cơ quan, đi mua sắm... Nếu bạn thấy cần làm nhiều việc thì nên tiết kiệm sức, bởi bạn sẽ cần năng lượng cho quá trình chuyển dạ.
Ngọc Huê
- Hình ảnh 36-40 tuần mang thai (07:49:00 07/08/2012)
- Hình ảnh 32-36 tuần mang thai (07:35:00 06/08/2012)
- Hình ảnh 28-32 tuần mang thai (08:29:00 03/08/2012)
- Hình ảnh 24-28 tuần mang thai (09:40:00 02/08/2012)
- Mặc đẹp cho bà bầu đẫy đà (11:49:00 01/08/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |