- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Hình ảnh 20-24 tuần mang thai
Tuần 20, bé dài 16,5 cm (bằng kích thước một quả xoài to) và cân nặng xấp xỉ 225 g.
Sự phát triển bào thai: Bé đạt mốc ½ trong chặng đường phát triển thai kỳ. Các giác quan như nghe, ngửi, nếm, sờ, nhìn đều hoàn thiện. Tuần này, sự phát triển tập trung ở phổi, hệ tiêu hóa và miễn dịch. Bộ não cũng thành thục, nhất là phần liên quan tới trí nhớ.
Hình ảnh 21 tuần mang thai
Dài 18 cm, bé bây giờ tương đương kích thước một quả chuối, với trọng lượng 300 g. Sự tăng trọng lượng giữ cho bé ấm áp sau khi chào đời.
Sự phát triển bào thai: Bé sẽ nuốt khá nhiều nước ối. Điều này là hoàn toàn bình thường và là quá trình luyện tập cho hệ tiêu hóa của bé. Ở giai đoạn này, có thể nhận ra những nét giống bố (mẹ) trên khuôn mặt bé qua siêu âm.
Sự phát triển nhanh chóng của bộ não khiến vùng ghi nhớ hoàn chỉnh. Bởi thế, nếu bé được nghe một loại nhạc từ giờ thì sau này chào đời, bé sẽ nhận ra sự quen thuộc của bản nhạc đó. Bé cũng có số lượng lớn hồng cầu và bạch cầu. Chúng giúp bé chống lại nhiễm khuẩn.
Hình ảnh 22 tuần mang thai
Bé dài 19 cm, nặng 350 g, trông giống một bắp ngô.
Sự phát triển bào thai: Làn da chuyển đỏ hơn. Qua siêu âm, có thể thấy hình ảnh bé sờ mặt hay cho tay vào miệng. Bé còn chuyển động chân, tay và để chân, tay chạm vào nhau. Thật ngạc nhiên vì bé còn có thể bắt chéo chân.
Bé có thể bị giật mình bởi một tiếng động to. Bạn cũng đừng vội lo nếu có ngày bé khá yên lặng vì có thể bé đang ngủ. Bé sẽ thức khi mẹ ngủ.
Hình ảnh 23 tuần mang thai
Bây giờ bé dài 20 cm.
Sự phát triển bào thai: Khuôn mặt và cơ thể đã giống một em bé sơ sinh. Làn da, xương, các cơ quan phát triển vượt trội. Có rất nhiều “hoạt động” đang xảy ra trong não bé, chẳng hạn, bé thích vị ngọt (hay đắng) hơn.
Bây giờ, bạn có thể cảm nhận rõ những cú hích của bé. Rất nhiều bé hoạt động tích cực, lúc mẹ đi ngủ nhưng cũng có bé “nhào lộn” trong bụng mẹ suốt cả ngày.
Ngọc Huê
- Hình ảnh 16-20 tuần mang thai (10:10:00 26/07/2012)
- Hình ảnh 12-16 tuần mang thai (09:41:00 25/07/2012)
- Hình ảnh 8-12 tuần mang thai (08:40:00 24/07/2012)
- Hình ảnh 4-8 tuần mang thai (00:33:00 23/07/2012)
- Hình ảnh 3 tuần mang thai (08:00:00 20/07/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |