Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mang bầu mạnh khoẻ mùa nóng

07:32:10 31/07/2012

Ngột ngạt và nặng nề với thai nhi trong bụng, phụ nữ mang thai dường như thấy mùa hè trở nên nóng bức hơn.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi mang thai, thân nhiệt sẽ cao hơn bình thường. Vào mùa hè khi nhiệt độ bên ngoài nóng lên khiến thai phụ càng cảm thấy khó chịu. Nhưng một vài bí quyết đơn giản sau đây sẽ giúp thai phụ dễ chịu hơn trong mùa hè:

Sinh hoạt điều độ: Vì mùa hè nóng bức, khó chịu nên những thói quen sinh hoạt của phụ nữ mang thai thường bị đảo lộn. Điều này sẽ gây bất lợi cho mẹ và thai nhi. Vì vậy trong thời gian này, thai phụ nên ngủ sớm hơn và dậy sớm hơn.

Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý vào buổi trưa để giảm bớt mệt mỏi, bù đắp giấc ngủ không ngon của buổi tối. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ngủ trưa quá nhiều, vì như vậy tinh thần sẽ không được tỉnh táo, luôn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi. Hơn nữa, ngủ nhiều sẽ làm tổn thương nguyên khí, không có lợi cho bản thân thai phụ và thai nhi.

Để thích ứng với khí hậu của mùa hè, người mang thai nên đến bác sĩ sản khoa để được tư vấn một số động tác thể dục phù hợp làm tăng cường thể chất và khả năng thích ứng với những thay đổi của khí hậu.

Tránh xa stress: Thời tiết mùa hè vốn oi bức, thêm vào đó có một số thay đổi trong tâm sinh lý của người mang thai nên bà bầu rất dễ nổi nóng, bồn chồn không yên. Tâm trạng nóng giận của thai phụ sẽ có ảnh hưởng không tốt đến bé, vì thế thai phụ nên giữ tinh thần luôn được vui vẻ.

Những người thân trong gia đình như chồng, cha mẹ... nên cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho mọi sinh hoạt của phụ nữ mang thai, giữ cho không khí gia đình thoải mái và chia sẻ công việc, tình cảm với họ để tránh căng thẳng và giảm những cơn nổi nóng.

Uống nhiều nước: Nếu cơ thể bị đổ mồ hôi nhiều vì trời nóng, phụ nữ mang thai nên chắc chắn rằng đã nạp đủ chất vào cơ thể. Nên uống 8-10 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên uống nhiều quá cũng không tốt, uống quá nhiều nước có thể dẫn tới tình trạng làm các cơ mệt mỏi, chuột rút…

Khi đi ngủ: Phụ nữ mang thai, máu huyết suy yếu, dễ bị gió xâm nhập, từ đó dần dần phát sinh bệnh tật. Vì thế không nên để quạt tạt gió thẳng vào người, nhất là vào mặt; không được nằm ngoài trời vào ban đêm; không nên mặc áo quá mỏng khi nằm ngủ vì dễ bị cảm lạnh và đau đầu.

Mặc quần áo có chất liệu thoáng mát: Phụ nữ mang thai nên mặc quần áo sáng màu bằng chất liệu cotton, rộng rãi, giúp không khí lưu thông dễ dàng, ngăn ngừa nhiệt độ tăng lên ở phần bụng, đồng thời sẽ giúp cơ thể thấy mát mẻ và ngăn chặn rôm sảy.

Thở đều đặn: Thở cũng là một nhân tố quan trọng với phụ nữ mang thai. Việc thở có thể giúp họ cảm thấy bớt nóng hơn. Nên có nhịp thở đều đặn, có nhiều người thở quá gấp trong khi đó lại có những người thở quá chậm. Nếu mắc những chứng bệnh về hô hấp vì bị dị ứng hay hen suyễn thì phụ nữ mang thai nên ở trong nhà, không nên ra ngoài khi thời tiết nắng nóng.

Tránh ánh nắng trực tiếp: Tránh ánh nắng trực tiếp vì da của phụ nữ mang thai dễ bị cháy nắng hơn người bình thường. Nên uống một cốc nước mỗi tiếng khi ra ngoài khi trời nắng. Tránh những hoạt động mạnh vào những giờ mà ánh nắng gay gắt. Sử dụng kem dưỡng da chống nắng có độ SPF cao (SPF 30 hoặc 45) nếu có điều kiện. Nên hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. Nếu tiếp xúc nhiều sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và khát nước quá mức.

Khi bị nóng quá, chườm khăn mặt lạnh và ẩm vào phía sau cổ, trán và đỉnh đầu là cách hữu hiệu để làm giảm nhiệt độ cơ thể. Khi đi ra ngoài, phụ nữ mang thai nên đội mũ rộng vành và có thể uống một số trà thanh nhiệt, ăn các loại canh, hoặc chè đậu xanh giúp thanh nhiệt cơ thể.

Hạn chế khó chịu khi bị phù chân: Một vấn đề khác với phụ nữ mang thai vào mùa hè là hiện tượng phù chân. Nếu một nửa thời gian mang thai rơi vào mùa hè thì thời gian bị phù sẽ tăng lên đột ngột.

Nên nằm nghỉ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày sau giờ làm việc hay trong thời gian nghỉ trưa. Nâng chân cao lên trong khi ngủ bằng cách đặt một cái khăn đã được cuộn cao hoặc chăn, gối dưới chân. Đi giày, dép rộng rãi và thoải mái cho chân. Nên đi đôi giày có size lớn hơn đôi giày thường đi một cỡ; Đi bộ 2 đến 3 lần mỗi tuần vào lúc thời tiết mát mẻ.

Cần tránh: Mặc áo bó sát vào cơ thể; Không nên đứng ở một chỗ quá lâu; Giảm bớt lượng muối nhưng không nên ăn quá ít muối trong khẩu phần ăn.

Ăn uống đủ chất: Dù nắng nóng rất khó chịu, nhưng phụ nữ mang thai vẫn nên duy trì chế độ ăn uống đều đặn, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé; không nên bỏ bữa, hoặc ăn uống qua quýt.

Việc thèm một món gì đó không phải là hiện tượng bất thường khi mang thai, như thèm các thực phẩm nóng, nhiều gia vị cay… Tuy nhiên, thực tế là những bữa ăn này khiến người mang thai cảm thấy khá khó chịu, vì nó có thể làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, khiến họ cảm thấy mệt hơn. Thay vào đó, thai phụ có thể ăn nhẹ bằng salad và hoa quả, ăn thường xuyên để giữ cho lượng đường trong máu được cân bằng và khỏe mạnh .

Vệ sinh sạch sẽ: Thời tiết mùa hè rất oi bức và khó chịu vì thế tuyến mồ hôi sẽ tiết ra nhiều nên thai phụ phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo. Không nên tắm ở ao hồ hoặc bể bơi công cộng vì trong nước có thể chứa vi khuẩn, rất dễ lây nhiễm một số bệnh qua hệ sinh dục, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả thai phụ và thai nhi. Nên tắm trong phòng kín gió và tắm dưới vòi hoa sen hoặc dùng gáo dội.  

 Theo Bác sĩ  Lan Phương
Sức Khoẻ & Đời Sống

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo