Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tính lượng dinh dưỡng cần và đủ mỗi ngày
08:20:10 08/05/2012
Kẽm, các loại vitamin, chất béo... là những chất cần thiết cho bà bầu mỗi ngày, để mẹ và bé khỏe mạnh.
>> Thực phẩm tốt cho bà bầu
>> Những Vitamin cần thiết cho bà bầu
>> 10 món bà bầu nên ăn
Protein
Các axit amin trong protein giúp xây dựng các khối cơ của bào thai.
Hàm lượng protein/ngày: 60g protein/ngày, tức là 3 thứ trong các loại sau đây: 1 quả trứng, 90g thịt nấu chín, 240g sữa; 1 hộp sữa chua, 30g phômai, 2 môi canh bơ đậu phộng, ½ bát đậu đỗ nấu chín.
Carbohydrates
Có 2 loại carbohydrates:
- Carbohydrates phức hợp (complex carbohydrates): Có trong ngũ cốc nguyên hạt, một số loại rau củ, cung cấp năng lượng và chất xơ, giúp ngừa táo bón.
- Carbohydrates đơn giản (simple carbohydrates): Có trong đường trắng, bột mỳ và các loại thực phẩm chứa chúng (bánh ngọt, bánh mỳ). Nên hạn chế loại này vì chúng nghèo dinh dưỡng và để “vỗ béo”.
Lượng carbohydrates/ngày: Bạn cần 9 phần carbohydrates, đến từ: 1 lát bánh mỳ, 1 ổ bánh mỳ tròn, vài ba bát cơm (mỳ), 1 củ khoai tây, ½ cốc chè ngô, 30g ngũ cốc... Chất béo
Chất béo là một nguồn năng lượng quan trọng, giúp bạn chuyển hóa vitamin A, D, E, và K. Tuy nhiên, chất béo cung cấp nhiều kalo; vì vậy, chất béo chỉ nên chiếm 1/3 trong tổng số năng lượng hàng ngày.
Hàm lượng chất béo/ngày: Bạn cần 4 phần đến từ: 60g phômai, 2 môi canh bơ đậu phộng, nửa bát cá ngừ, 90g thịt nạc, 1 quả trứng... Khi chế biến, nên chọn những chất béo không bão hòa vì nó có lợi cho sức khỏe hơn, gồm dầu oilve, dầu hạt cải và dầu lạc. Ăn vừa phải chất béo bão hòa được tìm thấy trong sữa, thịt, cũng như dầu cọ, dầu dừa.
Canxi
Canxi rất quan trọng trong việc xây dựng xương và răng của bé. Nếu bạn không nhận đủ canxi trong thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ sử dụng nguồn canxi dự trữ trong cơ thể mẹ, đẩy người mẹ vào nguy cơ loãng xương.
Lượng canxi/ngày: 1200mg canxi/ngày là gợi ý lý tưởng cho bà bầu. Nên ăn ít nhất 4 món trong các thứ sau: 240ml sữa, rau xanh (súp lơ, rau bina, xà lách); 90g cá hồi đóng hộp (hoặc cá mòi); 2-3 miếng phômai, một hộp sữa chua...
Sắt
Sắt tạo hemoglobin, thành phần hồng cầu mang oxy trong máu. Trong thời gian mang thai, hemoglobin là cần thiết để cung cấp oxy cho bào thai. Thai nhi cũng sử dụng sắt để xây dựng nguồn cung cấp máu riêng của mình.
Lượng sắt/ngày: Khoảng 30mg. Thai phụ có thể bổ sung viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, nên cố gắng ăn một số loại thực phẩm sau mỗi ngày: Thịt nạc, đậu đỗ, hoa quả sấy khô, các loại rau có lá màu xanh đậm... Vitamin C
Vitamin C giúp sản xuất collagen, cần cho cấu trúc xương, sụn, cơ bắp và các mạch máu của bé. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Lượng vitamin C/ngày: Do cơ thể mẹ không thể lưu trữ vitamin C; vì thế, điều quan trọng là cần tiêu thụ 65mg vitamin C/ngày, bằng cách ăn 2-3 món sau: ½ cốc nước ép họ cam quýt; ½ quả bưởi, 1 quả cam; ½ cốc nước ép dưa hấu, 1 phần rau cải bắp, 1 phần súp lơ xanh, 1 quả rưỡi cà chua nấu chín.
Axit folic
Axit folic dùng để sản xuất thêm máu, đáp ứng nhu cầu của bé. Bổ sung axit folic từ sớm (trước khi thụ thai) còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh (xảy ra khi não, tủy sống không tạo thành bình thường) hoặc hở môi, vòm miệng.
Lượng axit folic/ngày: Bạn có thể bổ sung axit folic dạng viên uống, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các thực phẩm giàu axit folic gồm súp lơ xanh, thịt bò nạc, cam, đậu đỗ, lạc, măng tây. Hoặc ăn bánh mỳ, ngũ cốc được bổ sung chất này.
Vitamin A
Vitamin A giúp làn da, xương và đôi mắt khỏe mạnh, cũng như tạo các tế bào trong các cơ quan nội tạng của bé.
Lượng vitamin A/ngày: Bạn cần 800mg mỗi ngày, khoảng 4 phần sau: 1 bát nước rau, 1 phần rau củ màu vàng sẫm (carrot, bí ngô...); 240ml sữa, 1 phần dưa hấu, 1 quả đào...
Lưu ý: Quá nhiều vitamin A có thể hại cho mẹ và bé; do đó, không được lạm dụng bổ sung vitamin A.
Vitamin D
Vitamin D giúp xây dựng xương, mô và răng. Nó cũng giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phôtpho.
Lượng vitamin D/ngày: 120ml sữa; 1 phần lòng đỏ trứng, cá mòi, cá hồi đóng hộp. Đồng thời, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ban sáng hay chiều muộn giúp da sản xuất vitamin D.
Kẽm
Kẽm được chứng minh là hỗ trợ tăng trưởng thai nhi.
Lượng kẽm/ngày: 20mg kẽm, từ ngũ cốc nguyên hạt, sữa và thịt, cũng như con hàu, tôm, cua, sò, hến và các loại hải sản khác.
Chất lỏng
Nước là cần thiết giúp phát triển các tế bào mới, duy trì khối lượng máu và hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Nước còn giảm táo bón, hạn chế phù, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Lượng chất lỏng/ngày: Uống khoảng 8 cốc nước/ngày, gồm cả sữa, nước quả...
>> Thực phẩm tốt cho bà bầu
>> Những Vitamin cần thiết cho bà bầu
>> 10 món bà bầu nên ăn
Protein
Các axit amin trong protein giúp xây dựng các khối cơ của bào thai.
Hàm lượng protein/ngày: 60g protein/ngày, tức là 3 thứ trong các loại sau đây: 1 quả trứng, 90g thịt nấu chín, 240g sữa; 1 hộp sữa chua, 30g phômai, 2 môi canh bơ đậu phộng, ½ bát đậu đỗ nấu chín.
Carbohydrates
Có 2 loại carbohydrates:
- Carbohydrates phức hợp (complex carbohydrates): Có trong ngũ cốc nguyên hạt, một số loại rau củ, cung cấp năng lượng và chất xơ, giúp ngừa táo bón.
- Carbohydrates đơn giản (simple carbohydrates): Có trong đường trắng, bột mỳ và các loại thực phẩm chứa chúng (bánh ngọt, bánh mỳ). Nên hạn chế loại này vì chúng nghèo dinh dưỡng và để “vỗ béo”.
Lượng carbohydrates/ngày: Bạn cần 9 phần carbohydrates, đến từ: 1 lát bánh mỳ, 1 ổ bánh mỳ tròn, vài ba bát cơm (mỳ), 1 củ khoai tây, ½ cốc chè ngô, 30g ngũ cốc... Chất béo
Chất béo là một nguồn năng lượng quan trọng, giúp bạn chuyển hóa vitamin A, D, E, và K. Tuy nhiên, chất béo cung cấp nhiều kalo; vì vậy, chất béo chỉ nên chiếm 1/3 trong tổng số năng lượng hàng ngày.
Hàm lượng chất béo/ngày: Bạn cần 4 phần đến từ: 60g phômai, 2 môi canh bơ đậu phộng, nửa bát cá ngừ, 90g thịt nạc, 1 quả trứng... Khi chế biến, nên chọn những chất béo không bão hòa vì nó có lợi cho sức khỏe hơn, gồm dầu oilve, dầu hạt cải và dầu lạc. Ăn vừa phải chất béo bão hòa được tìm thấy trong sữa, thịt, cũng như dầu cọ, dầu dừa.
Canxi
Canxi rất quan trọng trong việc xây dựng xương và răng của bé. Nếu bạn không nhận đủ canxi trong thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ sử dụng nguồn canxi dự trữ trong cơ thể mẹ, đẩy người mẹ vào nguy cơ loãng xương.
Lượng canxi/ngày: 1200mg canxi/ngày là gợi ý lý tưởng cho bà bầu. Nên ăn ít nhất 4 món trong các thứ sau: 240ml sữa, rau xanh (súp lơ, rau bina, xà lách); 90g cá hồi đóng hộp (hoặc cá mòi); 2-3 miếng phômai, một hộp sữa chua...
Sắt
Sắt tạo hemoglobin, thành phần hồng cầu mang oxy trong máu. Trong thời gian mang thai, hemoglobin là cần thiết để cung cấp oxy cho bào thai. Thai nhi cũng sử dụng sắt để xây dựng nguồn cung cấp máu riêng của mình.
Lượng sắt/ngày: Khoảng 30mg. Thai phụ có thể bổ sung viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, nên cố gắng ăn một số loại thực phẩm sau mỗi ngày: Thịt nạc, đậu đỗ, hoa quả sấy khô, các loại rau có lá màu xanh đậm... Vitamin C
Vitamin C giúp sản xuất collagen, cần cho cấu trúc xương, sụn, cơ bắp và các mạch máu của bé. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Lượng vitamin C/ngày: Do cơ thể mẹ không thể lưu trữ vitamin C; vì thế, điều quan trọng là cần tiêu thụ 65mg vitamin C/ngày, bằng cách ăn 2-3 món sau: ½ cốc nước ép họ cam quýt; ½ quả bưởi, 1 quả cam; ½ cốc nước ép dưa hấu, 1 phần rau cải bắp, 1 phần súp lơ xanh, 1 quả rưỡi cà chua nấu chín.
Axit folic
Axit folic dùng để sản xuất thêm máu, đáp ứng nhu cầu của bé. Bổ sung axit folic từ sớm (trước khi thụ thai) còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh (xảy ra khi não, tủy sống không tạo thành bình thường) hoặc hở môi, vòm miệng.
Lượng axit folic/ngày: Bạn có thể bổ sung axit folic dạng viên uống, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các thực phẩm giàu axit folic gồm súp lơ xanh, thịt bò nạc, cam, đậu đỗ, lạc, măng tây. Hoặc ăn bánh mỳ, ngũ cốc được bổ sung chất này.
Vitamin A
Vitamin A giúp làn da, xương và đôi mắt khỏe mạnh, cũng như tạo các tế bào trong các cơ quan nội tạng của bé.
Lượng vitamin A/ngày: Bạn cần 800mg mỗi ngày, khoảng 4 phần sau: 1 bát nước rau, 1 phần rau củ màu vàng sẫm (carrot, bí ngô...); 240ml sữa, 1 phần dưa hấu, 1 quả đào...
Lưu ý: Quá nhiều vitamin A có thể hại cho mẹ và bé; do đó, không được lạm dụng bổ sung vitamin A.
Vitamin D
Vitamin D giúp xây dựng xương, mô và răng. Nó cũng giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phôtpho.
Lượng vitamin D/ngày: 120ml sữa; 1 phần lòng đỏ trứng, cá mòi, cá hồi đóng hộp. Đồng thời, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ban sáng hay chiều muộn giúp da sản xuất vitamin D.
Kẽm
Kẽm được chứng minh là hỗ trợ tăng trưởng thai nhi.
Lượng kẽm/ngày: 20mg kẽm, từ ngũ cốc nguyên hạt, sữa và thịt, cũng như con hàu, tôm, cua, sò, hến và các loại hải sản khác.
Chất lỏng
Nước là cần thiết giúp phát triển các tế bào mới, duy trì khối lượng máu và hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Nước còn giảm táo bón, hạn chế phù, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Lượng chất lỏng/ngày: Uống khoảng 8 cốc nước/ngày, gồm cả sữa, nước quả...
Ngọc Huê
Tin liên quan
- 10 lời khuyên thụ thai (15:16:00 06/05/2012)
- Diện váy maxi mùa hè (10:25:00 04/05/2012)
- Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh (08:56:00 03/05/2012)
- Hở eo tử cung (13:44:00 01/05/2012)
- Diện blouse bầu đi làm (09:00:00 27/04/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Tính lượng dinh dưỡng cần và đủ mỗi ngày
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo