Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Phòng những cơn đau lưng dưới
09:01:10 11/04/2012
Đau lưng dưới là một hình thức của đau lưng, kèm khó chịu ở vai, lồng ngực.
>> Đau lưng khi mang thai
>> Phòng đau lưng khi có thai
Thai phụ cũng có thể cảm nhận cơn đau nhói ở một hoặc cả hai chân (đau thần kinh tọa), đau vùng chậu, gây ra bởi sự bất ổn định của khớp.
Nếu bạn đi bộ, đứng hoặc ngồi lâu có thể khiến cơn đau lưng dưới tệ hại hơn. Bên cạnh đó, đau xương cụt cũng có thể bùng phát trong thai kỳ. Vì thế, nghỉ ngơi là cách tốt nhất để khắc phục triệu chứng này. Còn nếu bạn có tiền sử đau lưng, cổ, xương chậu từ trước khi mang thai thì lúc mang thai, những cơn đau này càng nặng hơn. Để ngăn chặn cơn đau lưng dưới
Đứng, ngồi thẳng lưng, không ngồi ngả nghiêng, xiêu vẹo. Tránh đứng quá lâu ở một vị trí. Nếu công việc của bạn liên quan tới đứng trong thời gian dài, nên liên tục thay đổi tư thế chân, ngồi xuống khi có thể và đi bộ những lúc được nghỉ ngơi.
Sử dụng nhiều gối trong giường ngủ để cảm thấy dễ chịu, giữ hai bắp đùi song song khi nằm nghiêng. Khi ra khỏi giường, nên từ từ ngồi dậy trước; sau đó, mới dần dần đứng lên.
Tránh mang đồ nặng khi mua sắm. Nếu có thể, nên mua hàng trực tuyến và thuê dịch vụ giao hàng tận nơi. Khi đi mua đồ, nên nhờ chồng hay người thân, bạn bè... giúp đỡ. Tránh bế trẻ em, nhất là bế "cắp" một bên hông vì điều này khiến các cơ lưng bị căng ra.
Nên nhờ chồng, người thân hay thuê người giúp đỡ việc nhà. Nhờ tới sự giúp đỡ của đồng nghiệp tại nơi làm việc để không phải làm việc quá sức. Nên kiểm tra tư thế ngồi với máy tính tại nơi làm việc. Nên đi lại và nghỉ ngơi một lát giữa buổi làm việc.
Mang giày, dép thoải mái với gót giày bằng, nhiều ma sát để tránh trơn trượt.
Tập thể dục
Nếu trước đó, bạn tập thể dục thường xuyên thì khi mang thai là lúc bạn nên duy trì tập luyện. Tuy nhiên, nên chọn chương trình tập nhẹ nhàng, nhâm nhi nước lọc giữa buổi tập, tránh tập khi nóng bức. Đi bộ hoặc những động tác kéo giãn có thể làm giảm đau và cứng cơ. Dù vậy, bạn không nên ép mình phải đi bộ nếu cảm thấy đau bởi gắng đi bộ khi đó sẽ làm căng dây chằng.
Bạn có thể thử bơi nhưng tránh bơi ếch. Ngoài ra, những động tác yoga có thể rất hữu ích nhưng cần nói với người hướng dẫn rằng bạn đang mang thai.
Massage
Massage nhẹ nhàng có thể giảm bớt đau lưng. Nếu chồng bạn massage cho bạn thì tránh để anh ấy xoa bóp sâu vào chỗ hõm hai bên cột sống của bạn. Kích thích vào điểm này có thể làm bùng phát những cơn co thắt.
Nếu bạn bị đau thần kinh tọa, không nên xoa bóp trực tiếp lên khu vực bị ảnh hưởng vì nó sẽ làm cơn đau tồi tệ hơn.
Trị liệu bằng hương thơm
Thư giãn trong bồn tắm nước ấm với 2-3 giọt tinh dầu oải hương hoặc các loại tinh dầu có tác dụng thư giãn cơ bắp. Với tinh dầu oải hương, nên hạn chế dùng trong 3 tháng đầu tiên vì nó có thể kích thích các cơn co thắt.
Một chai nước ấm (không phải nước nóng) chườm lên vùng lưng bị đau cũng có tác dụng tốt. Hoặc bạn ngâm một chiếc khăn vào chậu nước ấm, nhỏ vào đó 2-3 giọt tinh dầu rồi chườm nhẹ lên vùng lưng bị đau.
Lưu ý: Châm cứu có thể cải thiện chứng đau lưng và đau xương chậu trong thời kỳ mang thai.
>> Đau lưng khi mang thai
>> Phòng đau lưng khi có thai
Thai phụ cũng có thể cảm nhận cơn đau nhói ở một hoặc cả hai chân (đau thần kinh tọa), đau vùng chậu, gây ra bởi sự bất ổn định của khớp.
Nếu bạn đi bộ, đứng hoặc ngồi lâu có thể khiến cơn đau lưng dưới tệ hại hơn. Bên cạnh đó, đau xương cụt cũng có thể bùng phát trong thai kỳ. Vì thế, nghỉ ngơi là cách tốt nhất để khắc phục triệu chứng này. Còn nếu bạn có tiền sử đau lưng, cổ, xương chậu từ trước khi mang thai thì lúc mang thai, những cơn đau này càng nặng hơn. Để ngăn chặn cơn đau lưng dưới
Đau lưng rất phổ biến trong thai kỳ, do hormone làm giãn các khớp, dây chằng và cơ. Tăng trọng lượng tự nhiên trong thời kỳ mang thai cũng khiến đau lưng nặng thêm. |
Sử dụng nhiều gối trong giường ngủ để cảm thấy dễ chịu, giữ hai bắp đùi song song khi nằm nghiêng. Khi ra khỏi giường, nên từ từ ngồi dậy trước; sau đó, mới dần dần đứng lên.
Tránh mang đồ nặng khi mua sắm. Nếu có thể, nên mua hàng trực tuyến và thuê dịch vụ giao hàng tận nơi. Khi đi mua đồ, nên nhờ chồng hay người thân, bạn bè... giúp đỡ. Tránh bế trẻ em, nhất là bế "cắp" một bên hông vì điều này khiến các cơ lưng bị căng ra.
Nên nhờ chồng, người thân hay thuê người giúp đỡ việc nhà. Nhờ tới sự giúp đỡ của đồng nghiệp tại nơi làm việc để không phải làm việc quá sức. Nên kiểm tra tư thế ngồi với máy tính tại nơi làm việc. Nên đi lại và nghỉ ngơi một lát giữa buổi làm việc.
Mang giày, dép thoải mái với gót giày bằng, nhiều ma sát để tránh trơn trượt.
Tập thể dục
Nếu trước đó, bạn tập thể dục thường xuyên thì khi mang thai là lúc bạn nên duy trì tập luyện. Tuy nhiên, nên chọn chương trình tập nhẹ nhàng, nhâm nhi nước lọc giữa buổi tập, tránh tập khi nóng bức. Đi bộ hoặc những động tác kéo giãn có thể làm giảm đau và cứng cơ. Dù vậy, bạn không nên ép mình phải đi bộ nếu cảm thấy đau bởi gắng đi bộ khi đó sẽ làm căng dây chằng.
Bạn có thể thử bơi nhưng tránh bơi ếch. Ngoài ra, những động tác yoga có thể rất hữu ích nhưng cần nói với người hướng dẫn rằng bạn đang mang thai.
Massage
Massage nhẹ nhàng có thể giảm bớt đau lưng. Nếu chồng bạn massage cho bạn thì tránh để anh ấy xoa bóp sâu vào chỗ hõm hai bên cột sống của bạn. Kích thích vào điểm này có thể làm bùng phát những cơn co thắt.
Nếu bạn bị đau thần kinh tọa, không nên xoa bóp trực tiếp lên khu vực bị ảnh hưởng vì nó sẽ làm cơn đau tồi tệ hơn.
Trị liệu bằng hương thơm
Đau lưng, đau thần kinh tọa và đau chân có thể liên kết với trầm cảm và lo âu trong thai kỳ. Nhưng không phải cơn đau gây ra trầm cảm hoặc trầm cảm góp phần làm tăng những cơn đau. |
Một chai nước ấm (không phải nước nóng) chườm lên vùng lưng bị đau cũng có tác dụng tốt. Hoặc bạn ngâm một chiếc khăn vào chậu nước ấm, nhỏ vào đó 2-3 giọt tinh dầu rồi chườm nhẹ lên vùng lưng bị đau.
Lưu ý: Châm cứu có thể cải thiện chứng đau lưng và đau xương chậu trong thời kỳ mang thai.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Lời khuyên phòng trĩ cho thai phụ (08:14:00 10/04/2012)
- Giảm nóng bức khi ‘bầu bí’ (09:09:00 09/04/2012)
- Vấn đề về răng, lợi trong thai kỳ (08:19:00 09/04/2012)
- Nốt ruồi sậm màu hơn khi có thai (07:47:00 06/04/2012)
- Có bầu dù đang uống thuốc tránh thai (07:23:00 05/04/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Phòng những cơn đau lưng dưới
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo