Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chống lo lắng, chán nản ở bà bầu
07:56:10 26/03/2012
Ngoài hạnh phúc làm mẹ, thai phụ có thể mang tính khí thất thường và tâm trạng xấu, ở một số thời điểm.
>> Giảm lo lắng khi mang thai
>> Giảm thiểu căng thẳng khi 'bầu bí'
Lý do khiến cảm xúc xấu đi:
- Nội tiết tố thay đổi: Gây mệt mỏi, buồn nôn, có thể làm bạn khó chịu hay giận dữ.
- Vấn đề về sức khỏe: Ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng.
- Các vấn đề trong hôn nhân, gia đình.
- Những lo ngại về tài chính, nhà ở.
- Thiếu tự tin, cảm thấy lo sợ khi làm mẹ.
- Sự thay đổi trong vóc dáng.
Điều bạn nên làm
Tìm hỗ trợ và lên tiếng: Nếu bạn muốn được giúp đỡ, bạn cần chủ động thừa nhận cảm xúc của mình. Có thể chia sẻ với bạn bè, gia đình, bác sĩ hay chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn... Nếu bạn cảm thấy bị cô lập, có thể tham gia vào nhóm phụ nữ mang thai ở lớp học tiền sản, trên diễn đàn... Tìm kiếm một chuyên gia tư vấn tâm lý cũng giúp ích cho bạn.
Giảm bớt sợ hãi: Nếu bạn bối rối vì không biết cơn đau chuyển dạ thế nào hoặc ứng phó ra sao khi vỡ ối thì bạn có thể hỏi bạn bè, người có kinh nghiệm, bác sĩ hay đọc sách báo...
Nếu bạn không thấy tự tin với việc chăm con sau này, bạn có thể thử học cách làm mẹ ở một lớp học. Hoặc tự tay bạn thực hành thay tã, chơi với các em bé họ hàng, người thân quen... của bạn.
Suy nghĩ về chuyện mang thai: Nên tận hưởng niềm vui sắp được làm mẹ, cũng như những rắc rối mà thai kỳ mang lại. Bạn có thể viết ra những cảm xúc thai nghén và gửi tới một diễn đàn, một trang báo hay cuốn tạp chí... – nơi bạn có thể thoải mái bày tỏ cảm xúc mà khó chia sẻ bằng lời.
Trò chuyện với chồng: Nên thảo luận với chồng những kế hoạch tài chính, tình hình nhà ở... để chào đón con yêu càng sớm càng tốt. Đồng thời, dành thời gian để thư giãn với người bạn đời.
Chăm sóc bản thân: Ăn uống đủ dinh dưỡng, giữ sức khỏe và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn hạ bớt mệt mỏi. Ngủ đủ giấc cũng khiến bạn thêm năng lượng, giúp tiêu tan căng thẳng. Đừng để thai kỳ cản trở bạn làm những gì bạn thích.
Hãy trung thực với cảm xúc của bạn: Nếu bạn cảm thấy quá mệt hay căng thẳng, đừng sợ để hủy một cuộc hẹn. Hoặc nếu ai đó chỉ trích làm bạn tổn thương, hãy nhanh chóng giải thích và dàn hòa với họ. Nên chấp nhận rằng, bạn sẽ phải làm việc với một tốc độ mới (chậm hơn) tại nơi làm việc. Đừng quên nghỉ giải lao trong ngày.
Tự thưởng cho mình: Mua những bộ váy áo bầu đẹp với bạn, có thể đi massage giúp giảm đau nhức và mệt mỏi. Thường xuyên đi bộ, tập thư giãn, đi bơi, “đãi” mình bằng cách ngâm mình trong bồn tắm hay tham gia lớp yoga dành cho bà bầu...
>> Giảm lo lắng khi mang thai
>> Giảm thiểu căng thẳng khi 'bầu bí'
Lý do khiến cảm xúc xấu đi:
- Nội tiết tố thay đổi: Gây mệt mỏi, buồn nôn, có thể làm bạn khó chịu hay giận dữ.
- Vấn đề về sức khỏe: Ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng.
- Các vấn đề trong hôn nhân, gia đình.
- Những lo ngại về tài chính, nhà ở.
- Thiếu tự tin, cảm thấy lo sợ khi làm mẹ.
- Sự thay đổi trong vóc dáng.
Điều bạn nên làm
Một nghiên cứu bởi tạp chí Y học Anh kết luận, chứng trầm cảm nhẹ khi mang thai còn nhiều hơn trầm cảm sau sinh. Mặc dù cảm xúc tiêu cực ở mức độ nhẹ không làm hại em bé. Tuy nhiên, khi người mẹ thấy lo lắng hay hạnh phúc thì bé trong bụng dường như cũng nhận ra và có phản ứng phù hợp (bé sẽ thấy yên tâm hơn khi mẹ thoải mái). |
Giảm bớt sợ hãi: Nếu bạn bối rối vì không biết cơn đau chuyển dạ thế nào hoặc ứng phó ra sao khi vỡ ối thì bạn có thể hỏi bạn bè, người có kinh nghiệm, bác sĩ hay đọc sách báo...
Nếu bạn không thấy tự tin với việc chăm con sau này, bạn có thể thử học cách làm mẹ ở một lớp học. Hoặc tự tay bạn thực hành thay tã, chơi với các em bé họ hàng, người thân quen... của bạn.
Suy nghĩ về chuyện mang thai: Nên tận hưởng niềm vui sắp được làm mẹ, cũng như những rắc rối mà thai kỳ mang lại. Bạn có thể viết ra những cảm xúc thai nghén và gửi tới một diễn đàn, một trang báo hay cuốn tạp chí... – nơi bạn có thể thoải mái bày tỏ cảm xúc mà khó chia sẻ bằng lời.
Trò chuyện với chồng: Nên thảo luận với chồng những kế hoạch tài chính, tình hình nhà ở... để chào đón con yêu càng sớm càng tốt. Đồng thời, dành thời gian để thư giãn với người bạn đời.
Chăm sóc bản thân: Ăn uống đủ dinh dưỡng, giữ sức khỏe và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn hạ bớt mệt mỏi. Ngủ đủ giấc cũng khiến bạn thêm năng lượng, giúp tiêu tan căng thẳng. Đừng để thai kỳ cản trở bạn làm những gì bạn thích.
Hãy trung thực với cảm xúc của bạn: Nếu bạn cảm thấy quá mệt hay căng thẳng, đừng sợ để hủy một cuộc hẹn. Hoặc nếu ai đó chỉ trích làm bạn tổn thương, hãy nhanh chóng giải thích và dàn hòa với họ. Nên chấp nhận rằng, bạn sẽ phải làm việc với một tốc độ mới (chậm hơn) tại nơi làm việc. Đừng quên nghỉ giải lao trong ngày.
Tự thưởng cho mình: Mua những bộ váy áo bầu đẹp với bạn, có thể đi massage giúp giảm đau nhức và mệt mỏi. Thường xuyên đi bộ, tập thư giãn, đi bơi, “đãi” mình bằng cách ngâm mình trong bồn tắm hay tham gia lớp yoga dành cho bà bầu...
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Mềm mại áo vạt cong (11:08:00 23/03/2012)
- Vượt qua những rắc rối của giấc ngủ (08:22:00 22/03/2012)
- 3 thắc mắc đường tiêu hóa của bà bầu (09:06:00 21/03/2012)
- Nhức đầu khi mang thai (23:49:00 19/03/2012)
- Duyên dáng với áo tunic (21:03:00 18/03/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Chống lo lắng, chán nản ở bà bầu
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo