- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thị giác, thính giác của thai
Thị giác là cơ quan phát triển sau cùng trong số các cơ quan cảm giác ở bào thai. Điều này giải thích vì sao thị lực ở bé sơ sinh rất mờ (bé chỉ nhìn thấy những thứ cách 20-30cm).
Mí mắt của thai vẫn còn “đóng cửa” cho đến khoảng tuần 28. Điều này cho phép võng mạc phát triển đầy đủ. Sau thời gian đó, đôi mắt bé sẽ mở ra và thậm chí bắt đầu nhấp nháy. Và một thực tế thú vị xảy ra: ngay sau khi bé mở to mắt trong bụng mẹ, hai bé sinh đôi có thể nhìn thấy nhau và hai bé sẽ chạm vào khuôn mặt của nhau hoặc nắm tay nhau.
Tuy nhiên, tử cung không yên tĩnh hoàn toàn (bé có thể nghe thấy âm thanh giống như giọng nói, nhịp tim và tiếng sôi bụng của mẹ). Tử cung cũng không tối hoàn toàn. Cho nên, ngay từ tuần 18 (khi mắt bé còn khép) thì một lượng nhỏ ánh sáng vẫn có thể “lọc” qua bụng bầu vào bên trong khi mẹ đang đi dưới ánh nắng mặt trời. Vào tuần 33, bé bắt đầu nhìn thấy hình dáng mờ vì đồng tử có thể co lại và giãn ra.
Thính giác của thai
Tai của bé bắt đầu phát triển khi mẹ mang thai khoảng 8 tuần và được hình thành hoàn toàn ở tuần 24. Tuy nhiên, bé có thể bắt đầu lắng nghe (như âm thanh từ nhịp tim mẹ hay máu đi qua dây rốn) ở tuần thứ 18 (khi các xương trong tai và dây thần kinh từ não được phát triển đầy đủ). Bé có thể giật mình bởi một tiếng động lớn.
Vào tuần 25, bé bắt đầu nghe thấy giọng mẹ và giọng của bố. Bé cũng bắt đầu nhận ra giọng nói của bố và mẹ. Vì thế, đây là quãng thời gian tuyệt vời để trò chuyện và đọc cho bé nghe. Có một thực tế thú vị là: Nghiên cứu cho thấy, nhịp tim của bé chậm hơn khi nghe được mẹ nói – dấu hiệu chứng tỏ bé không chỉ nghe và nhận ra âm thanh mà còn được trấn an bởi giọng nói của mẹ. Tiếng nói của mẹ vào bào thai có thể bị “bóp nghẹt” một chút giống như âm thanh lan truyền dưới nước.
Bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong chuyển động của bé với những âm thanh như một cú đá đột ngột của bé sau khi một cánh cửa đóng sầm. Một số bác sĩ gợi ý bạn có thể cho bé làm quen với những âm thanh của đời sống hàng ngày như tiếng máy hút bụi hay tiếng tivi để sau này có chào đời, bé cũng sẽ quen với âm thanh này mà không bị tỉnh giấc hay khóc.
Ngọc Huê
- Áo váy bầu sát nách (19:23:00 11/03/2012)
- 3 câu hỏi về kỳ kinh và rụng trứng (07:55:00 09/03/2012)
- Phối đồ bầu cho 7 ngày xinh tươi (09:26:00 08/03/2012)
- 4 lầm tưởng về ‘yêu’ khi mang thai (10:00:00 07/03/2012)
- 5 thực phẩm tăng khả năng sinh sản (08:34:00 07/03/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |