Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Những điều nên biết khi ‘vượt cạn’

08:16:10 15/11/2011
Khi mang thai, bạn có thể tham dự một lớp học tiền sản và đọc kiến thức về chuyển dạ, sinh nở. Tuy nhiên, kiến thức mà bạn được cung cấp có thể khá chung chung khiến bạn lúng túng khi phải đối mặt với cơn chuyển dạ trong thực tế.

>> 9 lời khuyên chuyển dạ dễ dàng 

Răng va vào nhau lập cập

Gần 50% phụ nữ phàn nàn là họ thấy răng mình va vào nhau lập cập khi cơn chuyển dạ bắt đầu. Nó giống cảm giác khi bạn lạnh. Nhưng đây không phải lý do vì trên thực tế, cơ thể bạn tăng 1-2ºC khi chuyển dạ, khiến bạn có cảm giác nóng bức.

Các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân của dấu hiệu này nhưng có bằng chứng khẳng định đó là do không tương thích máu. Trong quá trình “lâm bồn”, một lượng nhỏ máu thai nhi trộn lẫn vào máu của người mẹ. Nghiên cứu cho thấy nếu không có sự tương thích máu giữa mẹ và con; chẳng hạn, mẹ mang nhóm máu A trong khi bé mang nhóm máu B thì người mẹ dễ bị run rẩy, ớn lạnh.

‘Xì hơi’

Khi em bé ra đời bằng sinh thường, không khí bị buộc phải đẩy xuống hậu môn. Vì vậy, bạn cần sẵn sàng để đối mặt với những cơn “xì hơi” xấu hổ. “Xì hơi” càng mạnh hơn nếu bạn phải gây tê ngoài màng cứng, làm tê liệt cơ thắt hậu môn.

Một tác dụng phụ khó chịu khác khi sinh là bạn đi tiêu ngay khi đang “lâm bồn”. Đó là khi đầu em bé chui ra ngoài khi sinh thường, nó làm thẳng trực tràng và những chất có trong trực tràng cũng bị đẩy ra ngoài.

Nôn

“Một dấu hiệu sớm của chuyển dạ là buồn nôn và nôn mửa” – David Jimbinback (một bác sĩ gây mê) cho biết. Nôn có thể xảy ra khi bạn được gây tê ngoài màng cứng hoặc không. Nguyên nhân của nôn do “vượt cạn” có thể do cơn đau, hoặc là kết quả của chậm tiêu hóa thức ăn trong ruột (hệ tiêu hóa thường chậm hơn khi bạn mang thai).

Để giữ nôn ói ở mức tối thiểu, nên dùng đồ ăn nhẹ trong giai đoạn đầu của chuyển dạ. Ngừng ăn hoàn toàn, chỉ uống nước nếu bạn đang ở giai đoạn thứ 2 của chuyển dạ.

Bạn ‘kêu trời’ vì đau

Trong quá trình “vượt cạn”, đặc biệt nếu bạn không dùng thuốc giảm đau, bạn thấy mình la hét, khóc, thậm chí là “nguyền rủa” chồng của bạn. Hoặc bạn có những hành động “kỳ cục”.

“Tôi đã từng chứng kiến những sản phụ mà họ sẵn sàng cởi bỏ hết quần áo để sinh con trong cơ thể ‘trần truồng’” – Lisa Frieny (mộ nữ hộ sinh) chia sẻ.

Tất cả những phản ứng này là bình thường vì đơn giản chúng chỉ là phản ứng nhất thời khi bị đau và kiệt sức. Hormone cũng là “hung thủ”. Cơn chuyển dạ gây ra sự thay đổi lớn trong estrogen và progesternone, gây xáo trộn trong cảm xúc và hành vi của bạn.

Tâm trí trống rỗng

Trong áp lực sinh nở, bạn có thể quên khuấy những kiến thức bạn được học ở lớp tiền sản. “Tôi không nhớ các tư thế mà tôi được học để giảm đau khi chuyển dạ. Thay vào đó, tôi chỉ cúi lom khom, tay siết chặt vào thành giường” – một người mẹ cho biết. Vì thế, hãy nhờ đến sự động viên và hướng dẫn của mẹ bạn hoặc một y tá hay bác sĩ.

Cơn chuyển dạ của bạn cũng khiến chồng bối rối

Chứng kiến vợ đau vật vã rồi các chất dịch cơ thể tiết ra khi sinh cũng khiến nhiều người chồng “chịu không nổi”. “Chúng tôi đã phải yêu cầu không ít người chồng rời khỏi phòng sinh. Có người đã bị ngất khi nhìn thấy vợ mình chuyển dạ” – một bác sĩ tiết lộ.

 Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo