Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Kiểm soát nóng giận khi mang thai
08:39:10 18/01/2011
Vô số phụ nữ thấy mình dễ nổi khùng hơn kể từ khi có thai. Câu chuyện về bà bầu dưới đây là một ví dụ...
Sau một ngày làm việc, Ann xông vào nhà và ném chiếc cặp của cô trên sofa phòng khách. “Tôi không thể chịu đựng được nữa” – Ann gầm lên khiến chồng cô, lúc đó đang ngồi cạnh choáng váng. “Chúng ta ly hôn thôi” – Ann lạnh lùng.
Chồng của Ann (một chuyên gia marketing) rất thấu hiểu áp lực công việc của vợ. Nhưng suốt 5 tháng vừa qua, anh luôn phải hứng những cơn nổi cáu vô cớ mỗi lần trở về nhà.
“Tôi là người có cảm xúc mạnh và cực nóng. Tính xấu này thậm chí còn bùng phát ghê gớm hơn khi tôi mang thai” – Ann chia sẻ. May mắn thay, với sự giúp đỡ của người chồng tâm lý, một bữa tối ngon lành đã hoàn tất và Ann có thể bình tĩnh trước giờ đi ngủ.
Tại sao một số phụ nữ trở nên hung dữ khi có thai? Các chuyên gia cho rằng, bạn không thể đổ mọi tội lỗi cho thay đổi nội tiết tố. “Hormone đóng một vai trò nhưng chưa có thống kê y khoa nào kết luận điều đó” – Lori Alshuler (giám đốc chương trình nghiên cứu rối loạn tâm trạng) cho biết.
Quan trọng hơn, có lẽ là những khó chịu tích lũy trong thai kỳ. “Trong những tháng đầu, một số thai phụ bị buồn nôn, mệt mỏi, ngực mềm và nỗi sợ hãi một chuyện gì đó” - Clark Gillespie (tác giả cuốn sách Từng tháng trong thai kỳ) tiết lộ. Thời gian trôi đi, cùng với mất ngủ, những áp lực của bụng bầu lên ruột và bàng quang cũng gây kích thích.
Ngoài ra, còn có mối liên kết giữa trầm cảm và tức giận. Tất nhiên không phải những phụ nữ hay nổi nóng có xu hướng dễ bị trầm cảm nhưng tâm trạng khó kiểm soát cũng là yếu tố góp thành bệnh.
Nếu bạn thường xuyên giận dữ, hãy thử:
- Đi bộ bên ngoài: Cuộc tranh luận lúc “lửa giận” ngùn ngụt chỉ làm bạn nhạy cảm thêm. Tốt nhất, hãy cho mình nửa tiếng đi dạo dù là quanh văn phòng hay quanh ngôi nhà.
- Hoạt động: Bơi lội, đi dạo, làm vườn... nhiều hoạt động có thể giúp bạn đánh bay khó chịu về thể chất.
- Viết ra: Cảm giác tiêu cực có thể tuôn thành các trang nhật ký, thơ... và giữ bạn thoải mái hơn.
- Giữ sức khỏe tinh thần: 2 tiếng nghỉ ngơi giúp bạn nuông chiều bản thân, như xem phim, mua giày.
- Tìm trợ giúp: Nếu bạn không kiểm soát được cơn giận, hãy tìm giúp đỡ từ các chuyên gia.
>> 10 cách thư giãn cho bà bầu
>> Giảm thiểu căng thẳng khi bầu bí
Sau một ngày làm việc, Ann xông vào nhà và ném chiếc cặp của cô trên sofa phòng khách. “Tôi không thể chịu đựng được nữa” – Ann gầm lên khiến chồng cô, lúc đó đang ngồi cạnh choáng váng. “Chúng ta ly hôn thôi” – Ann lạnh lùng.
Chồng của Ann (một chuyên gia marketing) rất thấu hiểu áp lực công việc của vợ. Nhưng suốt 5 tháng vừa qua, anh luôn phải hứng những cơn nổi cáu vô cớ mỗi lần trở về nhà.
“Tôi là người có cảm xúc mạnh và cực nóng. Tính xấu này thậm chí còn bùng phát ghê gớm hơn khi tôi mang thai” – Ann chia sẻ. May mắn thay, với sự giúp đỡ của người chồng tâm lý, một bữa tối ngon lành đã hoàn tất và Ann có thể bình tĩnh trước giờ đi ngủ.
Tại sao một số phụ nữ trở nên hung dữ khi có thai? Các chuyên gia cho rằng, bạn không thể đổ mọi tội lỗi cho thay đổi nội tiết tố. “Hormone đóng một vai trò nhưng chưa có thống kê y khoa nào kết luận điều đó” – Lori Alshuler (giám đốc chương trình nghiên cứu rối loạn tâm trạng) cho biết.
Quan trọng hơn, có lẽ là những khó chịu tích lũy trong thai kỳ. “Trong những tháng đầu, một số thai phụ bị buồn nôn, mệt mỏi, ngực mềm và nỗi sợ hãi một chuyện gì đó” - Clark Gillespie (tác giả cuốn sách Từng tháng trong thai kỳ) tiết lộ. Thời gian trôi đi, cùng với mất ngủ, những áp lực của bụng bầu lên ruột và bàng quang cũng gây kích thích.
Ngoài ra, còn có mối liên kết giữa trầm cảm và tức giận. Tất nhiên không phải những phụ nữ hay nổi nóng có xu hướng dễ bị trầm cảm nhưng tâm trạng khó kiểm soát cũng là yếu tố góp thành bệnh.
Nếu bạn thường xuyên giận dữ, hãy thử:
- Đi bộ bên ngoài: Cuộc tranh luận lúc “lửa giận” ngùn ngụt chỉ làm bạn nhạy cảm thêm. Tốt nhất, hãy cho mình nửa tiếng đi dạo dù là quanh văn phòng hay quanh ngôi nhà.
- Hoạt động: Bơi lội, đi dạo, làm vườn... nhiều hoạt động có thể giúp bạn đánh bay khó chịu về thể chất.
- Viết ra: Cảm giác tiêu cực có thể tuôn thành các trang nhật ký, thơ... và giữ bạn thoải mái hơn.
- Giữ sức khỏe tinh thần: 2 tiếng nghỉ ngơi giúp bạn nuông chiều bản thân, như xem phim, mua giày.
- Tìm trợ giúp: Nếu bạn không kiểm soát được cơn giận, hãy tìm giúp đỡ từ các chuyên gia.
>> 10 cách thư giãn cho bà bầu
>> Giảm thiểu căng thẳng khi bầu bí
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Áo khoác ngoài cho bà bầu (09:07:00 17/01/2011)
- Giữ sức khỏe bà bầu mùa đông (09:13:00 14/01/2011)
- 'Chuyện yêu' lúc mang thai và sau sinh (09:03:00 14/01/2011)
- Lý do, tiến hành chọc dò ối (08:54:00 13/01/2011)
- Trễ kinh 2 tuần nhưng không có thai (08:05:00 12/01/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Kiểm soát nóng giận khi mang thai
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo