Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nhiễm trùng tiết niệu ở bà bầu
08:20:10 11/10/2010
Nếu bạn từng mắc nhiễm trùng tiết niệu (UTI) thì nguy cơ tái bệnh khi mang bầu là rất lớn. Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, gây đau khi đi tiểu.
Nếu không được điều trị, bệnh có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Với phụ nữ mang thai, nếu nhiễm trùng lây lan đến thận, có thể gây sinh non.
Thói quen dễ mắc bệnh
UTI thường do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo. Các thói quen sinh hoạt như nín tiểu, vệ sinh vùng kín từ phía sau ra phía trước có thể khiến vi khuẩn đi vào niệu đạo. Nếu nhiễm trùng lây lan đến bàng quang thì gọi là viêm bàng quang. Nếu không điều trị viêm bàng quang có thể dẫn tới nhiễm trùng thận.
Triệu chứng
Tiểu rắt, gây đau (cảm giác nóng) khi đi tiểu đôi khi không phải triệu chứng điển hình nhất của UTI. Triệu chứng nặng gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau lưng dưới và xương chậu.
Xét nghiệm nước tiểu giúp kiểm tra lượng vi khuẩn và bạch cầu.
Điều trị
Kháng sinh, chẳng hạn như Macrobid thường được bác sĩ dùng để điều trị bệnh trong vòng 3 ngày (một số kháng sinh được coi là an toàn cho thai phụ). Một số thuốc giảm đau cũng có thể được bác sĩ chỉ định cho thai phụ nhằm giảm bớt sự khó chịu.
Nhiều phụ nữ được điều trị bằng các phương pháp thay thế như châm cứu. Khi được kết hợp với thuốc kháng sinh, châm cứu có tác dụng giúp giảm đau và giảm tỷ lệ tái phát.
Phòng ngừa
Để ngăn chặn nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy giữ cho vùng âm đạo và hậu môn luôn sạch sẽ; duy trì chế độ ăn uống lành mạnh; không được nhịn tiểu; uống đủ nước mỗi ngày. Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục cũng có lợi; mặc đồ lót cotton để vi khuẩn không có “đất” gây bệnh. Không dùng các loại đồ uống kích thích bàng quang như đồ uống có cồn; hạn chế nước uống từ cây họ cam quýt vì loại đồ uống này cũng kích thích bàng quang. Không thụt rửa âm đạo vì có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi.
Thực phẩm giúp ngăn chặn UTI hiệu quả là sữa chua, nước ép từ quả việt quất có tác dụng giúp vi khuẩn không bám vào bàng quang. Một số thai phụ cần được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh sau khi quan hệ vợ chồng.
Nếu không được điều trị, bệnh có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Với phụ nữ mang thai, nếu nhiễm trùng lây lan đến thận, có thể gây sinh non.
Thói quen dễ mắc bệnh
UTI thường do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo. Các thói quen sinh hoạt như nín tiểu, vệ sinh vùng kín từ phía sau ra phía trước có thể khiến vi khuẩn đi vào niệu đạo. Nếu nhiễm trùng lây lan đến bàng quang thì gọi là viêm bàng quang. Nếu không điều trị viêm bàng quang có thể dẫn tới nhiễm trùng thận.
Triệu chứng
Tiểu rắt, gây đau (cảm giác nóng) khi đi tiểu đôi khi không phải triệu chứng điển hình nhất của UTI. Triệu chứng nặng gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau lưng dưới và xương chậu.
Chẩn đoán
Xét nghiệm nước tiểu giúp kiểm tra lượng vi khuẩn và bạch cầu.
Điều trị
Kháng sinh, chẳng hạn như Macrobid thường được bác sĩ dùng để điều trị bệnh trong vòng 3 ngày (một số kháng sinh được coi là an toàn cho thai phụ). Một số thuốc giảm đau cũng có thể được bác sĩ chỉ định cho thai phụ nhằm giảm bớt sự khó chịu.
Nhiều phụ nữ được điều trị bằng các phương pháp thay thế như châm cứu. Khi được kết hợp với thuốc kháng sinh, châm cứu có tác dụng giúp giảm đau và giảm tỷ lệ tái phát.
Phòng ngừa
Để ngăn chặn nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy giữ cho vùng âm đạo và hậu môn luôn sạch sẽ; duy trì chế độ ăn uống lành mạnh; không được nhịn tiểu; uống đủ nước mỗi ngày. Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục cũng có lợi; mặc đồ lót cotton để vi khuẩn không có “đất” gây bệnh. Không dùng các loại đồ uống kích thích bàng quang như đồ uống có cồn; hạn chế nước uống từ cây họ cam quýt vì loại đồ uống này cũng kích thích bàng quang. Không thụt rửa âm đạo vì có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi.
Thực phẩm giúp ngăn chặn UTI hiệu quả là sữa chua, nước ép từ quả việt quất có tác dụng giúp vi khuẩn không bám vào bàng quang. Một số thai phụ cần được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh sau khi quan hệ vợ chồng.
Ngọc Huê (Theo Parenting)
Tin liên quan
- Chất tốt cho não thai nhi (08:33:00 11/10/2010)
- Ăn uống khi mang song thai (07:41:00 08/10/2010)
- 'Đánh bay' cái mệt đầu thai kỳ (08:00:00 07/10/2010)
- Quá liều sắt có thể gây táo bón (07:56:00 07/10/2010)
- Trường hợp thai phụ nên tránh 'yêu' (07:50:00 06/10/2010)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Nhiễm trùng tiết niệu ở bà bầu
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo