- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Ăn uống khi mang song thai
Các chuyên gia cho biết, hiện nay chưa có huớng dẫn đặc biệt nào về dinh dưỡng cho phụ nữ mang song thai. Giống như mang đơn thai, người mẹ nên duy trì ăn uống cân bằng, lành mạnh để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cả ba mẹ con; đồng thời, đảm bảo người mẹ tăng cân đủ để em bé phát triển tốt.
Khá nhiều cặp song sinh chào đời trước ngày sinh dự kiến; vì thế, người mẹ cần dảm bảo đủ dưỡng chất để hạn chế bé chào đời với trọng lượng thấp.
Em bé của bạn tăng cân nhiều trong 3 tháng cuối (sau tuần 28) nhưng điều thú vị là, sự tăng cân của mẹ trong quý II ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng của bé trước khi chào đời.
Lượng kalo cần thêm mỗi ngày
Các bác sĩ sản khoa tại Mỹ khuyên bạn nên tăng thêm 300kalo cho một bé mỗi ngày, như vậy là khoảng 600kalo nếu bạn mang song thai. Ngoài ra, Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo, lượng kalo của mẹ còn tùy thuộc vào hoạt động thể chất trong ngày. Với những thai phụ ít vận động hoặc hầu như chỉ nằm trên giường thì lượng kalo tăng thêm sẽ ít hơn so với thai phụ luyện tập thường xuyên.
Nếu người mẹ không ăn được nhiều
Sẽ khó khăn để ăn uống tốt nếu bạn mang song thai bởi vì bạn sẽ phải đối mặt với những triệu chứng thường gặp như chứng nghén buổi sáng, khó tiêu, táo bón do sự gia tăng của các hormone trong cơ thể. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm cách đối phó với những triệu chứng này.
Có lúc, bạn sẽ thấy chán ăn hoặc luôn bị đầy bụng ngay sau khi ăn và uống, nhất là khi không tăng cân đủ. Lời khuyên là ăn ít, ăn thường xuyên giúp ích hơn là chỉ ăn 3 bữa chính trong ngày.
Trọng lượng cần đạt được
Với những người mẹ mang song thai, nên tăng khoảng 15-20kg. Với phụ nữ thiếu cân trước khi mang thai thì cần tăng nhiều hơn, còn với phụ nữ thừa cân thì số kg tăng thêm này có thể ít hơn.
Nếu tăng cân không đủ, có thể bạn ăn không đủ và lại hoạt động quá nhiều. Hãy cố gắng tiêu thụ những thực phẩm bạn yêu thích và hạn chế hoạt động trong ngày. Nếu thừa cân, lời khuyên dành cho bạn là làm ngược lại, tức là giảm thực phẩm và tăng cường hoạt động. Tuy nhiên, nếu tăng cân nhanh chóng, bạn nên trao đổi với bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Bổ sung vitamin theo chỉ dẫn
Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng 400mcg axit folic mỗi ngày trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Thai phụ mang song thai phải bổ sung sắt – giúp ngăn chặn chứng thiếu máu, vấn đề thường gặp khi mang đa thai. Nhưng nên dùng thức ăn chứa nhiều sắt hơn là viên sắt bổ sung vì thuốc chứa sắt có thể gây ra táo bón. Bác sĩ sẽ trực tiếp kê viên sắt cho bạn nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn cần thêm sắt.
Ngoài ra, thai phụ có thể dùng vitamin tổng hợp, bổ sung omega 3... nhưng nên hỏi bác sĩ.
Ngọc Huê (Theo Babycentre)
- 'Đánh bay' cái mệt đầu thai kỳ (08:00:00 07/10/2010)
- Quá liều sắt có thể gây táo bón (07:56:00 07/10/2010)
- Trường hợp thai phụ nên tránh 'yêu' (07:50:00 06/10/2010)
- Thai đạp ở các giai đoạn khác nhau (08:49:00 05/10/2010)
- Ngủ ngon trong quý II (11:45:00 04/10/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |