- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chuyển động bình thường của thai
Hầu hết thai phụ cảm nhận được chuyển động của bé ở tuần 22-24 của thai kỳ. Ban đầu, chuyển động ấy chỉ như sự vỗ cánh; sau đó, khi bé phát triển và mạnh khỏe hơn, các chuyển động rất dễ dàng để nhận diện.
Trong thời gian sau, đôi khi bạn thấy chuyển động của bé như lắng xuống và đó cũng là điều bình thường. Bé của bạn thường hiếu động sau khi mẹ ăn một bữa hoặc uống một cốc nước ấm. Khoảng tuần 26-32, bé có thể thực hiện những cú nhào lộn bên trong bụng mẹ, vì vậy, có thể thấy đầu bé lộn xuống ngày hôm nay nhưng ngày mai, mông bé lại lộn xuống. Điều này cũng là bình thường.
Đến cuối thai kỳ, hình thức chuyển động có thể thay đổi. Thay vì những cú đá, bé có thể như đang cuộn tròn hoặc di chuyển từ bên này sang bên kia. Điều này là hoàn toàn bình thường nhất là khi bé đang lớn hơn và đầu của bé lọt vào trong xương chậu của mẹ.
Dấu hiệu cần lo lắng
Nếu con bạn đang chuyển động ít hơn trước đó, nó có thể là một dấu hiệu quan trọng. Nói chung, hãy cố gắng tập trung vào các chuyển động một (hay hai) tiếng sau một bữa ăn – thời điểm hợp lý để bạn kiểm tra hoạt động của con.
Nếu lo lắng về việc thai nhi ít chuyển động, hãy thử những thứ như đồ uống mát (hay uống ấm), sau khi tắm rửa để kích thích chuyển động từ bé.
Nếu hoạt động của bé đột ngột giảm (hoặc bạn cảm thấy không có chuyển động nào) thì bạn nên đi khám ngay.
Nếu bạn bị bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe trong thai kỳ (ví dụ như tiểu đường, cao huyết áp) hoặc bào thai là nhỏ (tăng trưởng bị giới hạn), việc đi khám ngay là điều cần thiết.
Các xét nghiệm được thực hiện
- Sức khỏe của bé có thể được kiểm tra bằng cách siêu âm, đánh giá sự tăng trưởng và lưu lượng máu của bé. Sẽ yên tâm hơn nếu bạn nhìn thấy bé di chuyển trên màn hình siêu âm.
- Non-stress test (NST), giúp đo nhịp tim của bé. Qua đó, đánh giá sức khỏe của bé. Nếu đạt yêu cầu, kết quả siêu âm cho thấy tăng trưởng tốt và máu lưu thông bình thường, bạn có thể yên tâm. Nếu nhịp tim thai không đạt yêu cầu, kết quả siêu âm là đáng lo ngại, bác sĩ sẽ tư vấn cách ứng phó với người mẹ.
Ngọc Huê
- Tìm hiểu dị tật bẩm sinh (09:08:00 03/08/2010)
- Nguyên nhân, ứng phó với đau đầu thai kỳ (08:39:00 03/08/2010)
- Nguy cơ nhỏ khi chọc dò ối (09:47:00 02/08/2010)
- Duy trì huyết áp ổn định trong thai kỳ (08:49:00 30/07/2010)
- 8 nguyên nhân ra máu ở bà bầu (09:19:00 29/07/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |