Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nguyên nhân, ứng phó với đau đầu thai kỳ

08:19:10 03/08/2010

Đau đầu là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu tiên và 3 tháng cuối cùng. Đau đầu hiếm khi là dấu hiệu nguy hiểm.

Nguyên nhân của đau đầu ở thai phụ cho đến nay vẫn chưa được sáng tỏ. Trong 3 tháng đầu tiên, đau đầu có thể do thay đổi hàm lượng hormone, gia tăng khối lượng máu và tuần hoàn. Đau đầu dạng này thường biến mất khi bước sang quý thứ II, thời điểm cơ thể bà bầu đã quen với sự thay đổi hormone.

Trong 3 tháng cuối, đau dầu do tư thế và căng dây thần kinh khi phải mang thêm trọng lượng.

Một số thai phụ bị căng đau đầu, đau như bị ai bóp vào đầu hoặc cơn đau lờ mờ ở cả hai bên đầu (hoặc phía sau gáy). Đau đầu có thể tăng khi mang thai, nhất là những trường hợp như sau:

- Mệt mỏi / stress.

- Cai caffein (đột ngột ngừng hoặc giảm đồ uống caffein hoặc các nguồn thực phẩm chứa caffein).

- Thiếu ngủ.

- Mất nước.

- Đói hoặc hạ đường huyết.

Nhiều thai phụ bị chứng đau nửa đầu lần đầu tiên trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nó gây đau nặng, đau nhói ở một bên đầu, có thể kèm theo buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, một số thai phụ lại thấy chứng đau nửa đầu được cải thiện trong thời kỳ mang thai. Những người này từng bị đau nửa đầu, giờ cơn đau không nặng thêm.

Trong quý II-III, đau đầu có thể do một tình trạng nguy hiểm, còn gọi là tiền sản giật (tăng huyết áp kèm theo). Tiền sản giật cần sự can thiệp của bác sĩ ngay tức khắc.

Cách ứng phó

Trước khi dùng thuốc giảm đau (ngay cả thuốc thảo mộc), cần hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận. Nếu thường xuyên bị đau nửa đầu, hãy hỏi bác sĩ về loại thuốc giảm đau bạn từng sử dụng trước khi có thai. Dưới đây là một số gợi ý giúp giảm cơn đau an toàn:

- Sử dụng gạc ấm hoặc gạc mát: Để giảm cơn đau đầu, thử chườm gạc ấm vào trán, thái dương, quanh mũi và mắt. Trong khi đó, một chiếc gạc mát sau gáy giúp làm giảm cơn đau căng cổ.

- Giảm stress: Tránh đặt mình vào những tình huống căng thẳng. Hãy luyện tập thường xuyên, thở sâu hoặc đơn giản là nhắm mắt vào, tưởng tượng một nơi tuyệt đẹp cũng giúp bạn dễ chịu.

- Nghỉ ngơi: Nghỉ trong căn phòng tối, yên tĩnh giúp giảm đau đầu. Ngủ đủ và tăng cường hoạt động thể chất cũng phát huy tác dụng. Nhưng nhớ trao đổi với bác sĩ về những hoạt động an toàn cho bà bầu và thời gian luyện tập.

- Dinh dưỡng khỏe mạnh, cân bằng: Ăn những bữa nhỏ, thường xuyên trong ngày giúp bạn không bị hạ đường huyết.

- Duy trì tư thế đúng, nhất là trong 3 tháng cuối.

- Massage: Massage ở thái dương, bả vai, gáy giúp giảm cơn đau.

- Tránh các yếu tố gây đau đầu: Nhiều loại đồ ăn và stress gây đau đầu. Hãy ghi nhật ký để biết có loại đồ ăn, hoạt động nào làm bạn đau đầu không. Những yếu tố thúc đẩy cơn đau nửa đầu gồm chocolate, bơ, thậm chí là thịt.

Thời điểm nên đi khám

Phần lớn đau đầu ở thai phụ là vô hại nhưng nếu đau đầu kèm những triệu chứng khác thì cần lưu ý. Nếu đau nửa đầu ở lần đầu mang thai hoặc đau đầu khác với những cơn đau đầu bạn từng chịu đựng trước đó, hãy đi khám ngay dù không kèm theo triệu chứng nào khác.

Ngoài ra, cũng cần đi khám nếu:

- Cơn đau đột ngột khiến bạn mất ngủ.

- Đau đầu kèm sốt và cứng cổ.

- Cơn đau nặng hơn, thay đổi thị giác, khó nói, lơ mơ, mất nhận thức.

- Đau đầu sau khi bị ngã hoặc bị đánh vào đầu.

- Đau đầu kèm đau căng dưới mắt, đau răng.

Trong quý II-III, đau đầu có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Hãy đi khám nếu:

- Cơn đau đầu dai dẳng.

- Đau đầu kèm thay đổi thị giác, có đốm ở trước mặt, đột nhiên tăng cân, đau bên phải bụng, phù ở tay và mặt.

- Đau đầu kèm buồn nôn và nôn.

Nếu bạn bị cao huyết áp, cần đi khám ngay dù bạn chỉ bị đau đầu nhẹ.

Ngọc Huê (Theo Pregnancy)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo