- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thủ thuật rạch tầng sinh môn
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật rất phổ biến khi sinh thường. Mục đích của phương pháp này là hỗ trợ quá trình chuyển dạ nhanh, phòng tránh vết rách âm đạo.
Rất khó nếu không chọn ‘rạch’
Hầu như các trường hợp sinh thường đều phải chọn cách rạch tầng sinh môn. Để hạn chế vết rạch sâu, thai phụ cần học cách thư giãn khi sinh và thay đổi các vị trí để quá trình chuyển dạ dễ dàng. Tham gia các khóa học tiền sản sẽ giúp ích cho bạn về vấn đề này.
Cảm giác bị đau
Hầu hết người mẹ nói rằng, họ không cảm thấy bất cứ điều gì khi được bác sĩ rạch tầng sinh môn. Các mô xung quanh âm đạo giãn ra khi chuyển dạ và vết cắt được thực hiện rất dễ dàng.
Vết rạch sau đó cần phải được khâu lại bởi bác sĩ. Bác sĩ kê chân của bạn trên giá nâng chân để việc khâu được hiệu quả. Nếu bạn không được gây tê màng cứng tại chỗ, bác sĩ có thể khâu mà không gây tê; do đó, cảm giác đau sẽ xuất hiện dữ dội. Nếu muốn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp giảm đau.
Quá trình hồi phục sau vết khâu có thể khá đau đớn.
Giảm đau
Có một số cách thức mà bạn có thể giúp mình:
- Đặt một miếng làm mát bằng gel, túi đá hoặc gói đậu đông lạnh trên những mũi khâu. Hơi lạnh làm tê và giảm sưng. "Liệu pháp lạnh" từ lâu đã được coi là một cách an toàn giảm đau.
- Hỏi bác sĩ của bạn về một loại đệm có rãnh, được thiết kế đặc biệt, giúp giảm đau lại khiến bạn thoải mái. Loại đệm này có thể thuê ở bệnh viện.
- Đi tắm ấm. Lau khô bằng khăn mềm sạch. Không có bằng chứng rằng, tắm với nước muối ấm giúp mũi khâu mau lành.
- Cố gắng để những mũi khâu được thoáng. Cởi bỏ quần lót và nằm nghỉ trên giường với một chiếc khăn cũ, sạch bên dưới mười phút (hoặc lâu hơn) 1-2 lần một ngày.
- Đi bộ xung quanh càng nhiều càng tốt và thực hành các bài tập cơ sàn chậu để kích thích lưu thông máu.
- Uống paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu vẫn đau, có thể do bạn bị nhiễm trùng. Hãy đi khám ngay.
Thời gian lành
Các mũi khâu có thể mất hơn 1 tháng để lành hẳn.
‘Yêu” trở lại
Một khi các mũi khâu đã lành hẳn, bạn có thể ‘yêu’ trở lại. Lần đầu tiên giao hợp sau sinh, bạn có thể cảm thấy căng và đau thắt. Cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt và có thể dùng thêm dầu bôi trơn. Hãy tắm nước ấm trước khi đi ngủ và thêm thời gian cho khúc dạo đầu. Tư thế phụ nữ “ở trên” rất thích hợp vì bạn có thể kiểm soát mức độ thâm nhập hoặc thế úp thìa cũng khiến bạn dễ chịu.
Ngọc Huê (Theo Babycentre)
- Thai nặng cân (07:43:00 22/06/2010)
- Hình thức luyện tập phù hợp cho bà bầu (00:37:00 21/06/2010)
- Thai nhẹ cân (08:39:00 18/06/2010)
- Áo gam lạnh cho bụng bầu (07:49:00 17/06/2010)
- Cảm xúc tiêu cực do hormone (07:49:00 16/06/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |