- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Cảm xúc tiêu cực do hormone
Từ khoảnh khắc ‘đậu thai’, cơ thể của bạn đã tự thay đổi để thích ứng với quá trình mang thai và sinh nở. Khi ấy, buồng trứng bắt đầu giải phóng hormone progesterone và estrogen, với số lượng ngày càng tăng trong thai kỳ, có thể gấp 50 lần mức bình thường.
Hai loại hormone này làm giãn cơ tử cung và bàng quang, khiến bụng và khung xương chậu tăng diện tích cho bào thai phát triển. Nhưng cũng chính chúng là thủ phạm cho những cảm xúc tiêu cực của thai phụ.
Dù hai loại hormone trên tăng lên trong thai kỳ nhưng không có nghĩa là cảm xúc tiêu cực cũng tỷ lệ thuận với nó. Mức độ cảm xúc thường khác nhau với từng thai phụ, từng lần mang thai. Một số bà bầu hầu như không bị ảnh hưởng, trong khi một số bà bầu khác có tính khí thất thường khủng khiếp.
Một số thai phụ cảm thấy nhạy cảm hơn trong quý I. Sự tiêu cực này còn phụ thuộc nhiều vào những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn, như căng thẳng trong công việc, bất hòa vợ chồng hay vừa mất người thân – những yếu tố đóng vai trò thiết yếu.
Dù bạn không thể kiểm soát được hormone nhưng có nhiều cách giúp bạn cân bằng cảm xúc.
Hay khóc
Một người mẹ chia sẻ: “Vào đầu quý II, tôi hầu như khóc vì tất cả mọi thứ, ngay cả khi xem quảng cáo trên truyền hình”.
Ứng phó: Mau nước mắt là một phần bình thường của thai kỳ. Đôi khi, cố để không khóc còn khiến bạn có cảm giác tồi tệ hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy muốn khóc thì không cần ngần ngại. Hãy nhớ rằng, đây là một trong nhiều rắc rối tự nhiên của thai kỳ mà bạn phải đối mặt với nó. Nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy thử đi tắm, xem tivi hay bất cứ điều gì khác khiến bạn thư giãn. Hiếm khi, khóc quá nhiều là dấu hiệu trầm cảm.
Vô lý
Một bà bầu cho biết: “Một vài tuần nay, tôi không thể đi ngủ nếu không có chồng tôi. Tôi nằm trên giường, mắt mở to và chờ cho đến khi chồng tôi lên giường mới thấy yên lòng”.
Ứng phó: Bạn có thể quá bối rối với vai trò sắp làm mẹ nên muốn chồng mình luôn bên cạnh. Bạn hãy cố gắng giữ mọi thứ bình thường. Trò chuyện với chồng, người thân hay bác sĩ sẽ giúp bạn sắp xếp lại cảm xúc của mình.
Dễ cáu kỉnh
Một số thai phụ hay cắn cảu, nhất là với chồng của họ. Dù biết tâm tính có thể thay đổi thất thường trong thai kỳ nhưng thật khó để tự kiềm chế cảm xúc.
Ứng phó: Hãy cố gắng dừng lại, dành thời gian suy nghĩ trước khi bạn muốn nói điều gì. Cho mình thời gian để nghỉ ngơi cũng rất quan trọng, nhất là khi bạn đang quá mệt. Tinh dầu hoa cam, an toàn cho bà bầu khi tắm, có tác dụng làm dịu căng thẳng, giúp bạn hạn chế cáu kỉnh.
Lo âu
Một thai phụ tâm sự: “Thỉnh thoảng, tôi bị tỉnh giấc lúc nửa đêm và hoảng sợ thực sự. Tôi sợ sinh nở, lo lắng cho sức khỏe của con…”.
Ứng phó: Lo âu thường do cảm giác sợ đau khi sinh hoặc bối rối khi làm mẹ. Bạn cần làm giảm lo âu bằng suy nghĩ thực tế và chuẩn bị tốt cho những gì sắp tới. Ý thức được những gì đang xảy ra và những lo lắng nào là thừa sẽ giúp ích cho bạn.
Tâm trạng của bạn ‘lây’ sang người khác
Cảm xúc tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn mà còn truyền sang người xung quanh như chồng bạn, bạn bè, đồng nghiệp. Với nhiều cặp vợ chồng, cảm xúc này không nguy hiểm nhưng sẽ là nguy cơ rạn nứt nếu chồng bạn phải chịu đựng quá nhiều.
Các chuyên gia khuyên rằng, hãy để chồng bạn tham gia vào thai kỳ. Cùng chồng tham gia lớp học tiền sản là cách tuyệt vời để anh ấy thấu hiểu những cảm xúc mà bạn đang trải qua. Nhưng không được đổ lỗi cho hormone thai kỳ để luôn cáu kỉnh, khó chịu với chồng. Hãy chia sẻ với anh ấy cảm xúc của bạn và cần xin lỗi nếu bạn nói ra những câu làm tổn thương người khác.
Dù đồng nghiệp sẵn lòng bỏ qua lỗi tâm tính bất thường cho bạn nhưng bạn hãy tìm cách giảm stress. Đi bộ hay thưởng thức một chút đồ ăn vặt sẽ khiến bạn tiếp tục bắt tay vào công việc thật hiệu quả.
Cẩn thận trầm cảm
Một số phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Điều này rất khó để nhận ra. Hay khóc, khó ngủ, thèm ăn rất phổ biến trong thai kỳ. Nhưng nếu bạn cảm thấy quá sức, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ của bạn.
Tập thể dục là cách hay giúp bạn thoát khỏi buồn chán vì nó giúp giải quyết nhiều mối lo của người mẹ. Tập luyện giúp sớm lấy lại vóc dáng sau sinh, củng cố tự tin, ít có thời gian ngồi buồn chán. Yoga thực sự hữu ích, giúp thư giãn tâm trí và thể chất.
Ngọc Huê (Theo Motherandbaby)
- 9 cách hỗ trợ khả năng sinh sản (07:54:00 15/06/2010)
- Kiểm soát táo bón trong thai kỳ (14:24:00 13/06/2010)
- Niềm vui khi mang bầu (11:00:00 13/06/2010)
- Thai 16 tuần tuổi (07:36:00 11/06/2010)
- Làm mát cho bà bầu trong mùa hè (07:47:00 10/06/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |