- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Siêu âm trong thai kỳ
Siêu âm là phương pháp dùng sóng tần số cao để kiểm tra bên trong cơ thể. Sóng tần số này cao đến mức, con người không thể nghe được. Sóng siêu âm hướng đến khu vực cần được siêu âm bằng một máy dò cầm tay nhỏ. Máy này sẽ phản chiếu hình ảnh trên màn hình siêu âm.
Thực hiện
Khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ thoa lên bụng bầu một loại thuốc nhờn, giúp sóng siêu âm có thể chuyển dịch từ máy dò vào bên trong cơ thể. Máy dò được xoa lên khắp bề mặt bụng bầu cho đến chỗ hình ảnh được nhìn thấy rõ nhất thì dừng lại.
Không cần nhịn tiểu để có đầy nước trong bàng quang
Trong những tuần lễ đầu của thai kỳ, tử cung (dạ con) và buồng trứng nằm sâu bên trong khung chậu và thường bị ruột che lấp, vì vậy, sóng siêu âm không đi xuyên qua được. Khi đó, nếu siêu âm sẽ không thấy khung chậu và tử cung. Khi bàng quang căng đầy do nước tiểu, ruột bị đẩy ra chỗ ngay bên cạnh.
Giai đoạn sau của thai kỳ, tử cung lấn cao lên khỏi khung chậu. Nếu bàng quang căng nước tiểu thì dễ dàng thấy phần dưới của tử cung hơn. Nhưng điều này cũng không cần thiết. Vì thế, trước khi siêu âm bạn không cần nhịn tiểu để bàng quang được đầy.
Ảnh hưởng của sóng siêu âm
Siêu âm là phương pháp khám thai phổ biến gần 30 năm nay. Nhiều nghiên cứu chứng minh, chưa có bằng chứng của việc siêu âm gây hại cho mẹ và bé. Tần suất siêu âm của mỗi thai phụ là khác nhau. Có người chỉ siêu âm vài ba lần nhưng cũng có người siêu âm đến hàng chục lần trong toàn bộ thai kỳ.
Giới hạn của siêu âm
Siêu âm giúp phát hiện bất thường trong bào thai nhưng không phải phương pháp chính xác để chấn đoán những bất thường đó. Phần lớn trường hợp, để kết luận dị tật bào thai, siêu âm phải được tiến hành cũng những phương pháp xét nghiệm khác như chọc dò ối…
Mục đích của siêu âm
Siêu âm có một số vai trò như sau:
- Tính ngày sinh dự kiến.
- Kiểm tra thai có phát triển bình thường trong giai đoạn đầu không.
- Xác định số bào thai (song thai, đa thai).
- Kiểm tra vị trí nhau thai.
- Theo dõi sự phát triển của bào thai ứng với tuổi thai.
Sau tháng thứ ba, siêu âm có thể cho kết quả rõ, chi tiết về chân tay và nhiều bộ phận của thai nhi, kể cả xương sống, tim, bàng quang… Ngoài ra, siêu âm còn cho những hình ảnh liên tục, không bị gián đoạn nên là công cụ đắc lực khi tiến hành chọc dò ối.
Hình ảnh từ siêu âm
Siêu âm cho hình ảnh từng lớp hay từng phần một. Hình siêu âm giống như lát bánh lấy ra từ một ổ bánh mỳ. Hình hiển thị trên máy có thể không cho thấy toàn bộ cơ thể của bé mà chỉ cho biết từng bộ phận. Chẳng hạn, một bức hình cho thấy đầu và thân của bé, bức khác hiển thị chân của bé.
Tìm hiểu phương pháp dùng máy dò âm đạo
Thai phụ có thể được bác sĩ kiểm tra với một máy dò đặc biệt ở âm đạo. Phương pháp này hơi khó chịu nhưng không gây hại cho thai.
Ngọc Huê (Theo Thewomens)
- Vai trò và hàm lượng axit folic hợp lý (08:00:00 25/05/2010)
- Không thấy phôi thai trong túi thai (08:53:00 23/05/2010)
- Áo 'mát mẻ' cho bụng bầu (16:58:00 20/05/2010)
- Tiểu đường trong thai kỳ (07:38:00 20/05/2010)
- Những lo lắng thái quá ở bà bầu (07:32:00 19/05/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |