Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Sức khỏe mẹ và thai nhi tuần thứ 15

06:50:10 31/05/2010

Thời điểm này, bé có thể biểu lộ nhiều cử chỉ buồn cười trên khuôn mặt như nheo mắt, cau mày, thậm chí còn cười mỉm trong bụng mẹ.

Bé còn mọc rất nhiều lông tơ, bao phủ toàn bộ cơ thể và giúp bảo vệ làn da của bé. Lông tơ thường biến mất trước khi bé chào đời. Nhưng ở một số bé sơ sinh (nhất là bé sinh non), lông tơ có thể còn xuất hiện trên vai, lưng, trán. Khoảng một tuần (hoặc hơn) sau sinh, lớp lông tơ này cũng biến mất.

 

Bé bắt đầu có bộ xương cứng, được chuyển từ dạng sụn mà thành. Bé vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ canxi. Xương của bé trở nên linh hoạt nhưng vẫn đủ mềm để chui qua “cửa sổ” của mẹ, khi mẹ sinh thường. Xương của bé chỉ đủ độ cứng khi bé bước vào tuổi tập đi.

Đôi tai của bé gần như đã ở đúng vị trí. Bé có khả năng quay đầu. Bé còn có thể dùng tay tạo thành nắm đấm hoặc lấy ngón tay chỉ chân mình. Mặc dù những hành động này không có ý thức.

Tóc của bé cũng bắt đầu phát triển và có màu riêng biệt. Cơ quan sinh dục của bé gần như được hoàn chỉnh.

Sức khỏe mẹ

Các xét nghiệm quan trọng: Từ tuần 15 đến tuần 20 của thai kỳ, thai phụ có thể được chỉ định làm những xét nghiệm cho biết thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể hay không. Nó có thể xác định được khoảng 75% số bé mắc hội chứng Down, 80% số bé bị khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống.

Xét nghiệm thường được kiểm tra qua mẫu máu, với các yếu tố như: alpha-fetoprotein (AFP), chorionic gonadotropin (hCG), unconjugated estriol (uE3) và inhibin-A.

Sau khoảng 1 tuần, bác sĩ sẽ cho biết có bất thường nào không. Nếu có, thai phụ có thể được chỉ định làm thêm xét nghiệm chọc dò ối trước khi có kết luận cuối cùng.

Chọc dò ối: Thường được thực hiện giữa tuần thứ 15 đến tuần thứ 21. Với tỉ lệ chính xác khá cao (lên tới 99%), chọc nước ối có thể phát hiện hội chứng Down, rối loạn nhiễm sắc thể, bệnh di truyền gồm cả bệnh Tay-Sachs, xơ nang... 

Chọc dò ối thường được chỉ định cho thai phụ trên 35 tuổi vì đó là độ tuổi có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể cao. Tuy nhiên, nhóm thai phụ bị nghi ngờ sinh con dị tật cũng được chỉ định chọc dò ối.

Nhiều thai phụ sợ chọc nước ối vì quá trình thực hiện phải thông qua một cây kim lớn, thọc vào bụng bầu. Thai phụ sợ bị đau hoặc đầu kim sẽ gây hại cho bé hay những biến chứng trong thai kỳ. Hầu hết những nỗi sợ này là vô căn cứ. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, nguy cơ sảy thai sau khi chọc nước ối là có nhưng khá thấp. Bác sĩ sẽ là người chỉ định việc chọc dò ối khi chắc chắn rằng, đó là điều cần thiết.
 
Trước khi chọc dò ối, bạn không cần kiêng ăn uống gì. Người mẹ thường được nằm trên giường để bác sĩ tiến hành siêu âm đồng thời với chọc dò ối. Phần lớn trường hợp không cần sử dụng thuốc gây tê (gây mê) vì ảnh hưởng của thuốc đôi khi còn nghiêm trọng hơn cơn đau do kim chọc. Nhờ siêu âm, bác sĩ sẽ không để đầu kim chạm vào bé. Kim thường đi vào tử cung và túi ối, hút một mẫu nước ối. Bạn không có cảm giác đau khủng khiếp mà cơn đau chỉ như “kiến cắn” hay như khi đi tiêm phòng.

Mẫu nước ối chứa các tế bào của thai sẽ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Kết quả sẽ thông báo cho bạn về nhiễm sắc thế hay gene của bào thai. Từ đó, sẽ biết được những bất thường. Khoảng 2 tuần sau, bạn sẽ có kết quả của chọc dò ối. Bạn cũng không cần lo lắng sẽ bị thiếu nước ối vì chọc dò ối. Lượng nước ối bị lấy thường được bổ sung tròng vòng 24 giờ đồng hồ sau đó.

Ngoài nguy cơ nhỏ bị sảy thai, khoảng 1% thai phụ bị chảy máu, chuột rút, hoặc rò rỉ chất lỏng từ âm đạo sau đó. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường nhẹ và tự hết..

Yếu tố Rh: Qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xem có protein (được gọi là Rh) hay không. Nếu có thì bạn có Rh dương tính (Rh+, chiếm khoảng 85% dân số). Nếu không, bạn có Rh âm tính (Rh-). 
 
Nếu người mẹ có Rh-, còn người bố mang Rh+ thì có khả năng, bé sẽ mang Rh+. Khi đó, máu của mẹ và máu của bé không tương thích. Nếu cả bố và mẹ đều mang Rh- thì không có vấn đề gì. Thông thường, người mẹ sẽ được bác sĩ tiêm một mũi Rhogam vào tuần thứ 28 của thai kỳ. Trong vòng 72 giờ sau sinh, người mẹ cũng được theo dõi chặt chẽ.

Giãn tĩnh mạch chân: Khoảng 50% thai phụ bị giãn tĩnh mạch ở chân. Các yếu tố làm tăng giãn tĩnh mạch gồm làm việc ở tư thế ngồi (đứng) lâu; tĩnh mạch vách mỏng hoặc bị thương; tăng cân quá nhiều. Thông thường, các tĩnh mạch giãn sẽ trở lại bình thường sau sinh. Những thai phụ bị giãn tĩnh mạch ở chân có thể cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và đau.  

Đây là một số mẹo để giữ đôi chân khỏe mạnh lúc mang thai:

- Khi nằm nghỉ, hãy giữ cho đôi chân cao hơn tim. Điều đó sẽ giúp máu trở về trung tâm thay vì ứ ở chân. 

- Khi ngồi xuống, tránh bắt chéo hai chân vì nó làm giảm lưu thông máu. 

- Tránh đứng hay ngồi một thời gian dài. 

- Lên kế hoạch tập thể dục hàng ngày. Đi bộ nửa giờ mỗi ngày có thể giúp ích cho đôi chân. 

- Nếu bạn không thể tập thể dục, khi ngồi trên ghế, hãy đá chân nhẹ nhàng để khuyến khích lưu thông máu ở chân.

Ngọc Huê (Theo Parents)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo