- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thay đổi ở mẹ và bé trong quý III
Quý III được tính từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 40.
Thay đổi ở thai nhi
- Bộ não và hệ thần kinh phát triển nhanh chóng. Người bên cạnh có thể nghe mạch đập của thai nếu đặt tay lên bụng bầu của bạn. Phổi của bé tiếp tục hoàn thiện.
- Thời gian ngủ và thức ở bé đã được xác lập. Các động tác đá và co duỗi của bé thường được mẹ cảm nhận rõ ràng.
- Thai nhi có kích thước:
Dài khoảng 40,64cm và nặng khoảng 1,13kg đến 1,35kg, vào tuần 32.
Dài khoảng 45,72cm và nặng khoảng 2,48kg, vào tuần 36.
Dài khoảng 50,8cm (20 inches) và nặng từ 2,93kg đến 3,38kg vào tuần 40.
- Mắt của bé mở rộng. Da mịn do mỡ bắt đầu phủ đầy các nếp nhăn.
- Thai nhi hoạt động nhiều; có lúc ngủ và thức. Thai nhi có thể xoay đầu xuống vị trí bên dưới. Thai nhi dường như yên lặng hơn do có ít khoảng trống để cựa quậy.
Thay đổi ở cơ thể mẹ
- Tăng cân nhanh hơn vào tháng cuối.
- Bạn chú ý sẽ thấy thai nhi đạp vào sườn của mình. Bụng mẹ dường như chuyển động do thai nhi cựa quậy.
- Bạn thấy khó chịu và dễ mệt mỏi hơn, hay bị choáng váng khi thức dậy. Chân, bàn tay và mắt cá chân có thể bị sưng. Bạn có thể đau lưng và đau cẳng chân.
- Vú có thể rò sữa (sữa non).
- Bạn có thể khó nhọc khi ngồi hoặc nằm lâu. Bạn khó ngủ và khó thoải mái. Bạn thấy tức thở khi thai nhi đẩy ngược lên phổi của mình.
- Bạn có thể tiểu tiện nhiều lần hơn, do đầu của thai nhi đè lên bàng quan mẹ. Bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu; bị trĩ và ợ nóng; đổ mồ hôi và bắt đầu dễ mệt mỏi hơn.
- Tử cung hạ thấp hơn do thai nhi “rơi xuống”. Đây gọi là sa bụng (thời kỳ sắp sinh). Bạn thấy có áp lực nơi xương chậu.
- Cơn co Braxton Hicks trở nên thường xuyên hơn. Hãy đi khám nếu có 4 lần co thắt trở lên trong 1 giờ. Ngoài ra, cũng nên đi khám nếu thấy có bất ổn nào.
Ngọc Huê (Theo Healthintranslation)
- Thay đổi của mẹ và bé trong quý II (18:26:00 16/05/2010)
- Nguy cơ khi bổ sung chất quá liều (07:42:00 14/05/2010)
- Thay đổi của mẹ và bé trong quý I (19:49:00 12/05/2010)
- 10 mẫu áo bơi cho bà bầu (08:00:00 12/05/2010)
- Hỏi - đáp về viêm gan B ở bà bầu (07:59:00 12/05/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |