- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thay đổi của mẹ và bé trong quý II
Quý II của thai kỳ được tính từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 28.
Thay đổi ở thai nhi
- Lông mày, lông mi và tóc bắt đầu mọc trên đầu; lông tơ bắt đầu mọc trên cơ thể.
- Da nhăn, đỏ và chứa đầy mỡ. Thận đã tiết ra nước tiểu.
- Bé bắt đầu chuyển động nhiều. Bé có thể đá, khóc, nấc cục và phản ứng lại với các âm thanh bên ngoài. Có lúc bé hoạt động nhưng cũng có khi, bé yên lặng. Bác sĩ dễ dàng nghe nhịp đập của tim thai.
- Mắt đã phát triển gần xong; mi mắt có thể mở và đóng lại. Thai nhi bắt đầu tăng trưởng từng đợt về chiều dài và trọng lượng. Thai nhi sẽ:
+ Dài khoảng 25,4cm và cân nặng khoảng 0,34kg vào tuần 20.
+ Dài 30,48cm và nặng khoảng 0,68kg vào tuần 24.
+ Dài khoảng 38,1cm và nặng khoảng 1,13kg vào tuần 28.
Thay đổi ở mẹ
- Bụng bầu bắt đầu lộ rõ. Thai phụ có thể tăng từ 0,34kg đến 0,45kg mỗi tuần hoặc 1,35-1,8kg mỗi tháng.
- Núm vú và ngấn trên bụng của người mẹ có thể sạm đen.
- Bạn có thể có những vết rạn phát triển trên bụng, hông và vú. Ngực lớn thêm, mềm hơn và tĩnh mạch lộ rõ. Chất lỏng trong, màu trắng, gọi là sữa non, có thể rò rỉ từ vú.
- Bạn thấy thoải mái trong hầu hết thời gian và có dáng vẻ khỏe mạnh. Bạn ít mệt mỏi và có sinh lực hơn.
- Tuy nhiên, bạn có thể khó suy nghĩ hoặc tập trung. Lưng có thể đau âm ỉ trong thời gian này. Vì thế, nên ngủ trên đệm vững chắc, mang giày thấp (hoặc đế bẹt) và tránh nâng hoặc nhấc các vật nặng.
- Bạn thấy đói thường xuyên hơn và có thể thấy thèm ăn vài món nhất định. Người mẹ cũng có thể bị ợ nóng sau khi dùng các thức ăn khó tiêu, béo hoặc nhiều gia
vị.
- Bạn có nguy cơ bị gia tăng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Do đó, nên uống đủ nước mỗi ngày.
- Tóc thấy dày hơn và nhờn dầu. Có lúc, bạn thấy cơ của tử cung thắt chặt và nới lỏng. Đây gọi là co thắt Braxton Hicks (còn gọi là cơn chuyển dạ giả). Hãy nhanh chóng nhập viện nếu bạn thấy có 4 cơn co thắt trở lên trong vòng 1 giờ đồng hồ.
- Ham muốn “chuyện ấy” có thể tăng hoặc giảm và thay đổi từ tuần này qua tuần khác.
- Hầu hết thai phụ thường quan tâm đến sự phát triển của thai nhi và những rắc rối có thể xảy đến với bé. Vì thế, cần đi khám ngay nếu bạn thấy có những dấu hiệu bất thường.
Ngọc Huê (Theo Healthintranslation)
- Nguy cơ khi bổ sung chất quá liều (07:42:00 14/05/2010)
- Thay đổi của mẹ và bé trong quý I (19:49:00 12/05/2010)
- 10 mẫu áo bơi cho bà bầu (08:00:00 12/05/2010)
- Hỏi - đáp về viêm gan B ở bà bầu (07:59:00 12/05/2010)
- Tiêu chảy cuối quý III (07:59:00 11/05/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |