- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Xương đùi của thai nhi bị ngắn
Một thai phụ băn khoăn: ‘Tôi mang thai ở tuần thứ 20. Lần siêu âm vừa rồi, bác sĩ thông báo thai nhi có chiều dài xương đùi bên phải ngắn hơn xương đùi bên trái. Kết quả này đã được kiểm tra lại với siêu âm 3D.
Cụ thể, kết quả siêu âm của tôi như sau:
- Chiều dài xương đùi bên trái: 32mm.
- Chiều dài xương đùi bên phải: 20mm.
- Xương cánh tay: 32mm.
- Tỷ lệ chu vi vòng ngực / bụng: 0,89. Bình thường.
- Tuổi thai tương đương: 20 tuần 6 ngày.
Tôi xin hỏi:
- Chiều dài xương đùi có được cải thiện trong thời gian tới?
- Kết quả siêu âm như thế có phản ánh bất thường hay bệnh tật của bé không?
- Tôi có cần chế độ chăm sóc đặc biệt vì xương đùi của bé ngắn không?”.
Tham khảo ý kiến của những người mẹ có kinh nghiệm, đăng trên trang Whattoexpect:
- “Tôi được biết, nhiều trường hợp chiều dài xương đùi ngắn ở bào thai có liên quan đến tình trạng chân ngắn ở bé sau khi chào đời. Nghĩa là không phải bị lùn nhưng chân có thể ngắn (hai chân không cao bằng nhau), không cân đối so với cơ thể”.
- “Tôi siêu âm tuần thứ 26 cũng cho kết quả xương đùi của bé ngắn, trong khi các chỉ số khác là bình thường. Bác sĩ bảo nguyên nhân có thể do bào thai hấp thu kém nên phát triển chậm. Đến lúc gần sinh, bác sĩ vẫn bảo, chiều dài xương đùi có cải thiện đôi chút nhưng vẫn ngắn. Bây giờ, con tôi đã chào đời và tôi thấy chân của bé ngắn thật. Tôi vẫn tiếp tục tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi quá trình tăng trưởng của con”.
- “Đo chiều dài xương đùi, xương cánh tay có thể phán đoán được sự phát triển của bé. Mình đi siêu âm 16 tuần cũng được bác sĩ chẩn đoán bé có xương đùi ngắn (chỉ 20mm, trong khi trung bình là khoảng 23mm). Không biết con mình có bị mắc bệnh chi ngắn không? Mình sẽ tiếp tục chờ kết quả siêu âm tới”.
- “Tôi đi siêu âm và bé cũng có kết quả xương đùi ngắn. Bác sĩ nói rằng, có thể do yếu tố gene vì tôi và chồng tôi đều thấp, chân không dài. Hơn nữa, các bé gái thường có xương đùi ngắn hơn bé trai”.
- “Tôi đi siêu âm tuần thứ 20 và cũng lo lắng khi bác sĩ kết luận: xương đùi trái (29mm), xương đùi phải (28,5mm). Tôi không rõ nguyên nhân nào gây nên tình trạng này? Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, các chỉ số khác ở bé đều tốt và khuyên tôi không cần quá lo lắng. Tôi được hẹn tái khám vào tuần thứ 24 để kiểm tra xem chiều dài xương đùi có biến chuyển tốt không.
“Kết quả siêu âm có thể sai lệch đôi chút. Tôi đã có kinh nghiệm về chuyện này ở lần sinh bé gái trước kia. Khi ấy, bác sĩ nói rằng, xương đùi của bé ngắn hơn so với tuổi thai. Tuy nhiên, bây giờ, bé nhà tôi đã 2 tuổi và mọi chuyện vẫn tốt đẹp. Tất nhiên, bé nhà tôi thấp hơn các bạn cùng tuổi vì cả tôi và chồng đều thấp, chắc là do gene”.
Ngọc Huê
- 'Đọc' dấu hiệu sức khỏe ở bà bầu (08:30:00 08/04/2010)
- Nguyên nhân chóng mặt ở bà bầu (08:18:00 08/04/2010)
- Tiểu đường ở thai phụ (08:26:00 07/04/2010)
- Dùng xirô trị ho cho bà bầu (08:58:00 06/04/2010)
- Thức ăn có lợi cho người sắp làm cha (10:07:00 04/04/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |