- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tiểu đường ở thai phụ
Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng tăng lượng đường trong máu, có thể xuất hiện ở lần khám thai đầu tiên.
Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy tiểu đường thai kỳ
- Mang thai trên 25 tuổi.
- Gia đình có tiền sử tiểu đường.
- Lần sinh trước, bé có trọng lượng trên 4,5 kg.
- Béo phì.
- Mắc bệnh nhiễm trùng.
- Tiền sử sảy thai hoặc thai lưu không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng
- Kiệt sức.
- Tiểu rắt.
- Tăng cơn khát.
- Nhiễm trùng ở bàng quang hoặc âm đạo.
- Mờ mắt.
- Buồn nôn và nôn.
- Giảm cân dù tăng cảm giác thèm ăn.
Xét nghiệm
Tuần 24-28 của thai kỳ, thai phụ có thể tiến hành làm xét nghiệm glucose.
Điều trị
Mục đích của điều trị tiểu đường là giữ cho lượng đường không vượt quá ngưỡng bình thường trong thai kỳ, đảm bảo bào thai phát triển khỏe mạnh.
Kiểm tra thai nhi: Thai nhi được kiểm tra chiều dài và sức khỏe qua siêu âm và Nonstress test (NST). NST là một xét nghiệm đơn giản, không gây đau cho cả mẹ và bé. Một chiếc máy (như thắt lưng) được quấn vào bụng bầu, để đo nhịp tim thai. Qua đó, bác sĩ sẽ so sánh với chuyển động của bé và cân nhắc, liệu thai nhi có khỏe không.
Chế độ dinh dưỡng và luyện tập: Kiểm soát chế độ ăn của thai phụ, như bao nhiêu kalo và dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày là cách để ổn định lượng glucose, tránh phải dùng thuốc.
Luyện tập thường xuyên cũng giúp cân bằng lượng glucose.
Ăn uống cân bằng là chìa khóa cho thai kỳ khỏe mạnh. Thức ăn của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Tùy từng thai phụ, bác sĩ sẽ có tư vấn dinh dưỡng phù hợp nhất.
Tốt nhất là đa dạng thức ăn. Bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ dùng vitamin thai sản. Cũng có thể bổ sung thêm canxi và sắt. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn ăn chay hoặc ăn kiêng.
Nguyên tắc “ăn cho 2 người” không phải ăn gấp đôi lượng kalo. Thai phụ cần thêm 300 kalo mỗi ngày (như một cốc sữa, 1 quả chuối và 10 cái bánh quy, ít ngọt).
Nếu những gợi ý trên chưa kiểm soát được lượng glucose, thai phụ có thể được chỉ định dùng thuốc uống chữa tiểu đường hoặc liệu pháp insulin.
Nguy cơ
Thai phụ mắc tiểu đường có nguy cơ sinh con nặng cân. Điều này làm tăng những rắc rối như:
- Phải sinh mổ.
- Thai phụ mắc tiểu đường thường kéo theo huyết áp cao.
- Tăng tỷ lệ chết ở bé sơ sinh/ tăng tỷ lệ mắc bệnh ở bé sơ sinh.
Phần lớn trường hợp, lượng glucose sẽ cân bằng sau sinh khoảng 5-10 ngày. Nguy cơ tăng lên với những người mẹ béo phì.
Ngăn ngừa
Nên đi khám thai lần đầu sớm và duy trì đều đặn khám thai trong suốt thai kỳ. Hiểu về tiểu đường thai kỳ để có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Nên thực hiện xét nghiệm glucose ở tuần 24-28 của thai kỳ.
Ngọc Huê (Theo Healthline)
- Dùng xirô trị ho cho bà bầu (08:58:00 06/04/2010)
- Thức ăn có lợi cho người sắp làm cha (10:07:00 04/04/2010)
- Dinh dưỡng khi bà bầu bị ốm (07:37:00 02/04/2010)
- 7 ghi chú du lịch an toàn cho bà bầu (19:53:00 31/03/2010)
- Dấu hiệu stress nhẹ ở bà bầu (08:04:00 31/03/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |