- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
7 gợi ý giảm phù
Phù là hiện tượng bình thường của cơ thể khi ‘bầu bí’. Do khối lượng máu tăng gấp đôi và thai phụ uống nhiều nước hơn nên tích tụ chất lỏng trong người.
Hiện nay, chưa có cách nào để trị chứng phù hiệu quả. Tuy nhiên, thai phụ không cần lo lắng vì đó là điều bình thường, trừ khi phù nặng ở mặt và tay thì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Tham khảo các mẹo giảm phù dưới đây, từ Ivillage:
1. Hãy kê cao chân ngay khi có thể. Khi làm việc, hãy kê chân lên một chiếc ghế thấp, một cái bục hay một chồng sách. Đừng bắt chéo chân.
2. Nằm nghỉ. Nên nằm nghỉ nghiêng về bên trái, không chỉ trong lúc ngủ mà cả khi muốn nghỉ khoảng 30 phút buổi trưa.
3. Uống đủ nước. Cần uống đủ nước, ngoài nước lọc, còn có nước quả và sữa. Điều này giúp thận hoạt động tốt, tránh trữ nước trong cơ thể.
4. Đi bộ. Những thai phụ vận động thường xuyên sẽ có ít rắc rối sức khỏe hơn, gồm cả chứng phù. Vận động giúp điều hòa tuần hoàn của cơ thể. Đi bộ là một trong nhiều hình thức vận động hợp với bà bầu nhưng cần lưu ý trong những tháng cuối để tránh chuyển dạ sớm.
5. Trang phục thoải mái. Tránh quần áo co khít.
6. Hạn chế thực phẩm chứa muối. Thịt, cá nấu mặn hoặc đồ hộp nhiều muối là thứ thai phụ cần thận trọng.
7. Sử dụng tất nâng đỡ, dành cho thai phụ. Nếu phù nghiêm trọng, bà bầu có thể được chỉ định dùng tất, thiết kế đặc biệt để chống phù. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ và đi tất đúng theo chỉ dẫn.
Lưu ý: Nếu bị phù nhiều, hãy đi khám thai thường xuyên, cho đến khi sinh nở. Phù có thể là triệu chứng của tiền sản giật.
Ngọc Huê
- Kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho bà bầu (08:24:00 04/03/2010)
- Canxi hóa bánh nhau cuối thai kỳ (08:17:00 03/03/2010)
- Gợi ý thực đơn cho bà bầu (08:00:00 03/03/2010)
- Những mẫu áo tắm đẹp cho bà bầu (08:00:00 02/03/2010)
- 3 tháng cuối của thai kỳ (07:58:00 02/03/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |