Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

3 tháng cuối của thai kỳ

07:38:10 02/03/2010

So với 2 quý đầu, trong giai đoạn này, thai phát triển nhanh hơn nên nhiều người mẹ bị rạn da. Một số thai phụ bị ngứa ở bụng hay toàn thân rồi tự hết. Nếu việc giữ ẩm da và tránh nóng không làm giảm chứng này, bác sĩ có thể cho thai phụ dùng thuốc.

Tháng thứ 7

Thay đổi ở bé

- Bé có khả năng nhắm – mở mắt và mút ngón tay cái.

- Chuyển động bằng đá và duỗi người.

- Phản ứng mạnh với âm thanh và ánh sáng.

- Cuối tháng 7, bé dài trên 30cm.

Cơ thể mẹ

- Mắt cá chân và bàn chân có thể bị phù. Thai phụ cố gắng nằm nghỉ và giữ cho đôi chân thư giãn. Nếu mặt và tay đột nhiên phù nặng, thai phụ hãy đi khám sớm.

- Người mẹ có thể bị rạn da rõ ở bụng bầu, ngực phát triển nhanh.

- Có thể xuất hiện những cơn co tử cung. Thông thường, đó là những cơn chuyển dạ giả nhưng cần đi khám nếu có nhiều hơn 5 cơn co trong 1 giờ đồng hồ.

- Khi bụng bầu lớn hơn, người mẹ dễ bị mất thăng bằng. Điều đó làm thai phụ dễ bị ngã nên phải cẩn thận.

- Thai phụ có thể khó ngủ do thai đạp quá nhiều. Hãy ngủ nghiêng về một bên, dùng thêm gối hỗ trợ. Bạn cũng dễ bị ra mồ hôi nhiều hơn.

Chăm sóc thai sản

- Sau tuần thứ 28, hãy đi khám thai khoảng 2 tuần một lần.

- Ăn uống đa dạng để tăng cường sức khỏe. Có thể tăng 0,4-0,5kg mỗi tuần trong tháng này.

- Có thể bắt đầu tham gia khóa học tiền sản.

- Người mẹ cần làm xét nghiệm tiểu đường trong tuần 24-28.

Tháng thứ 8

Cơ thể bé

- Lúc này, bé đã lớn hơn rất nhiều. Những cú đá và cuộn tròn của bé cũng rất mạnh. Người mẹ có thể thấy hình dáng gót chân hoặc khuỷu tay của bé nổi trên bụng bầu.

- Móng tay của bé được hoàn thiện. Móng bắt đầu mọc dài.

- Bộ não và phổi phát triển nhanh.

Cơ thế mẹ

- Thấy những cơn co mãnh liệt hơn.

- Sữa non bắt đầu chảy ra. Đây là loại sữa đầu tiên trước khi sữa mẹ thực sự tiết ra. Mặc áo lót cotton, thêm miếng thấm ở trong nếu sữa non chảy nhiều.

- Cơn co do chuột rút nhiều hơn. Nên ăn 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày. Cũng có thể tăng 0,5kg mỗi tuần trong tháng thứ 8.

Chăm sóc thai sản: Có thể khám thai định kỳ 2 tuần một lần.

Cần đi khám ngay nếu:

- Ra máu hoặc tiết dịch nhiều ở âm đạo.

- Chuột rút, đau bụng hoặc đau lưng nặng.

- Mắt mờ hoặc có đốm trong mắt.

- Giảm hoạt động của bé.

- Nhiều hơn 5 cơn co trong 1 giờ đồng hồ.

Tháng thứ 9

Cơ thể bé:

- Phổi hoàn thiện.

- Có thể tăng 0,2kg trong một tuần.

- Ngôi thai có thể thuận hoặc ngược.

Cơ thể mẹ:

- Nhịp thở của mẹ dễ dàng hơn do bào thai đang tụt xuống. Nhưng thai phụ bị tiểu rắt vì bé chèn lên bàng quang của mẹ.

- Người mẹ thấy khó chịu hơn do trọng lượng của bé. Vì thế, cần nghỉ nhiều hơn.

- Mắt cá chân và chân bị phù. Cần nghỉ nhiều, ở nơi mát mẻ.

- Người mẹ có thể không tăng được kg nào trong cả tháng. Có người mẹ còn bị sụt 0,5-1kg.

Chăm sóc thai sản: Sau tuần thứ 36, cần đi khám 1 tuần một lần. Nhận biết dấu hiệu của cơn chuyển dạ thật như: Hơn 5 lần trong 1 giờ; Mỗi cơn co kéo dài 30-70 giây; Cơn co liên tục ngay cả khi đã di chuyển. 

 

Ngọc Huê (Theo Marchofdime)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo