- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Dinh dưỡng khi mang song thai
Phần lớn các trường hợp thai đôi đều chào đời trước ngày sinh dự kiến. Vì thế, quan trọng là người mẹ cần nạp đủ dinh dưỡng để giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân. Thai nhi tăng cân nhiều trong quý III của thai kỳ (sau tuần thứ 28) nhưng cân nặng của mẹ trong quý II giữ vai trò quyết định sự tăng cân của bé trong quý III.
Lượng kalo cần thêm mỗi ngày
Hiện nay, chưa có chỉ dẫn cụ thể về lượng kalo cần tăng mỗi ngày dành cho người mẹ song thai. Nhưng các chuyên gia Mỹ gợi ý, với người mẹ mang đơn thai, lượng kalo cần thêm mỗi ngày là 300 kalo. Do đó, với người mẹ song thai, lượng kalo cần tăng mỗi ngày là 600 kalo.
Các chuyên gia sức khoẻ ở Anh cho rằng, người mẹ mang song thai không cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt.
Nếu thai phụ tăng kalo nhưng lại hoạt động ít thì nguy cơ thừa cân là rất lớn. Với những thai phụ ít vận động hoặc cần nghỉ ngơi nhiều thì việc tăng kalo cần đi kèm với chế độ tập luyện nghiêm ngặt.
Khi bà bầu lười ăn
Người mẹ song thai vẫn phải đối mặt với những rắc rối thường thấy như chứng ốm nghén, táo bón và thèm ăn, do sự gia tăng hormone, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, tiêu hoá của cơ thể. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ nếu những triệu chứng về sức khoẻ không thuyên giảm.
Nếu bạn không có cảm giác thèm ăn, luôn đầy bụng sau khi ăn (uống) thứ gì thì sẽ khó để bạn có thể tăng cân đều. Hãy ăn những bữa nhỏ nhưng thường xuyên thay vì chỉ chú trọng 3 bữa chính trong ngày.
Mức tăng cân hợp lý
Người mẹ song thai nên tăng 15-20kg trong toàn bộ thai kỳ. Người mẹ nhẹ cân thì mức tăng cân có thể hơn một chút. Ngược lại, với người mẹ thừa cân thì mức tăng cân có thể thấp hơn một chút.
Nếu chậm tăng cân, ăn ít hoặc vận động quá nhiều, bạn hãy cố gắng tăng chất lượng bữa ăn và cắt giảm hoạt động. Trái lại, nếu tăng cân quá nhanh, bạn thử cắt giảm số bữa ăn và tăng vận động. Nếu đột nhiên tăng cân quá nhanh, bạn cần đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Bổ sung axit folic, sắt
Người mẹ song thai cần bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ (tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ). Việc bổ sung sắt cũng cần theo đơn của bác sĩ để phòng tránh chứng thiếu máu - chứng bệnh rất dễ gặp khi mang song thai. Tuy nhiên, dung nạp nhiều thực phẩm giàu sắt thì có lợi cho hệ tiêu hoá hơn dùng viên sắt vì dùng nhiều viên sắt dễ gây táo bón. Thai phụ cũng cần bổ sung các loại vitamin khác và omega 3 nhưng cần trao đổi cụ thể với bác sĩ.
Ngọc Huê (Theo Babycentre)
- Nguy cơ khi sinh muộn (16:01:00 21/02/2010)
- Hỏi - đáp về kem chống rạn da (09:37:00 19/02/2010)
- Thay đổi ở vùng kín trong quý I (16:12:00 16/02/2010)
- Cách nhấc đồ vật khi mang bầu (08:41:00 12/02/2010)
- Dấu hiệu chuyển dạ sớm (09:57:00 11/02/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |