- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Ợ hơi và khó tiêu ở bà bầu
Nhiều người mẹ lần đầu mang thai bị ợ nóng, nhất là trong quý II-III. Ợ nóng không phải dấu hiệu nghiêm trọng nhưng nó cũng khiến bạn khó chịu hoặc bị đau. Ợ nóng thường do axit từ dạ dày trào ngược, không ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
Khó tiêu cũng là triệu chứng phổ biến ở bà bầu, có thể đi kèm với ợ hơi. Chứng khó tiêu còn có tên gọi khác là “đảo lộn dạ dày”. Khi bị khó tiêu, bạn thường có cảm giác bụng đầy, căng và xì hơi.
Nguyên nhân
Ợ hơi do sự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày (chứa nhiều axit) bị đẩy ngược lên thực quản (ống dẫn từ miệng tới dạ dày). Ợ hơi giống như một luồng khí nóng, thoát lên từ lồng ngực, lan tới cổ họng và trào vào khoang miệng. Đôi khi, bạn còn thấy có vị chua và cảm giác buồn nôn.
Các nguyên nhân gây ợ hơi và khó tiêu gồm:
- Thức ăn béo hoặc nhiều mỡ.
- Chocolate, cafe và đồ uống chứa caffein khác.
- Hành, tỏi, thức ăn nhiều gia vị.
- Ăn quá no hoặc quá nhanh.
- Nằm xuống ngay sau khi ăn.
Thay đổi hormone khi mang bầu: Khi mang thai, hormone làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, gồm cả van thực quản. Điều này cho phép axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, nhất là khi nằm. Ợ hơi trở nên nghiêm trọng hơn trong quý II-III, khi bào thai lớn, chèn ép vào dạ dày mẹ. Thỉnh thoảng, thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản.
Ngoài ra, hệ tiêu hóa ở bà bầu có thể yếu đi. Những yếu tố đó dẫn tới khó tiêu, khiến người mẹ luôn bị đầy và thậm chí, đau bụng.
Đối phó
Ăn những bữa nhỏ hơn: Duy trì 5-6 bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa chính. Điều này giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Uống ít trong lúc ăn: Tránh uống một lượng lớn cùng với bữa ăn. Hãy uống giữa các bữa.
Tránh thực phẩm gây ợ hơi: Không ăn thức ăn nhiều gia vị, ngọt hoặc béo. Chocolate và caffein cũng bị cấm chỉ định.
Không cúi xuống hoặc nằm ngay sau khi ăn: Ngồi, làm việc nhà nhẹ nhàng là cách để hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Cần ăn bữa tối trước giờ ngủ thời gian dài. Nếu phải nằm, hãy kê nửa người trên bằng những chiếc gối.
Không tăng cân nhanh: Tăng cân nhanh gây áp lực cho bụng, làm tăng chứng ợ hơi.
Trang phục thoải mái: Quần áo chật sẽ đè lên dạ dày và bụng, khiến bạn khó tiêu. Quần áo mỏng, rộng rãi là giải pháp thay thế phù hợp.
Gối đầu khi nằm: Luôn giữ cho chân thấp hơn đầu để ngăn chứng ợ nóng.
Dấu hiệu cần đi khám
Phần lớn triệu chứng ợ hơi ở bà bầu là nhẹ và tạm thời. Tuy nhiên, ợ hơi nặng có thể cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe. Cần đi khám nếu bạn gặp phải tình trạng sau:
- Ợ hơi gây mất ngủ.
- Khó nuốt.
- Nôn ra máu.
- Phân màu đen.
- Giảm cân.
Ngọc Huê (Theo Marchofdime)
- Tăng cường hấp thu cho mẹ và thai (09:05:00 25/02/2010)
- Chức năng của dây rốn (08:11:00 25/02/2010)
- Nhau thai bám thấp ở tuần 20 (08:48:00 24/02/2010)
- Dinh dưỡng khi mang song thai (08:17:00 23/02/2010)
- Nguy cơ khi sinh muộn (16:01:00 21/02/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |