- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nguy cơ khi sinh muộn
Sinh muộn luôn kèm theo nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh mạn tính cho người mẹ, ảnh hưởng đến toàn bộ thai kỳ và quá trình sinh nở.
Tuổi tác cao của mẹ cũng làm tăng tỷ lệ nhau thai bám thấp và sinh non. Do đó, những người mẹ sinh con quá tuổi 35 thường phải làm nhiều xét nghiệm và siêu âm trong thai kỳ hơn. Tỷ lệ phải chọc dò ối ở nhóm người mẹ này cũng cao hơn hẳn.
Theo thống kê những năm gần đây, sinh con muộn đang có xu hướng tăng. Gần một nửa (48%) số ca sinh nở ở nước Anh là của những người mẹ trên tuổi 30, so với 28% năm 1986. Trong đó, số người mẹ 35-39 tuổi có xu hướng tăng lên.
Nguy hiểm hơn, sinh con muộn còn làm tăng bất thường nhiễm sắc thể bào thai, điển hình là hội chứng Down, hội chứng Edward hoặc hội chứng Patau. Các số liệu ở nước Anh cho biết, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể bào thai ở nhóm người mẹ 35-39 tuổi là 1/500, nhóm người mẹ 40-44 tuổi là 1/250 và trên 44 tuổi là 1/70.
Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ sẽ giúp thai phụ phát hiện bất thường ở bào thai. Lấy mẫu nhung màng đệm (CVS) hoặc chọc dò ối là hai xét nghiệm điển hình, giúp chẩn đoán dị tật thai và giúp bác sĩ có cách điều trị thích hợp cho mẹ. Nếu không làm xét nghiệm, người mẹ sẽ có nguy cơ sinh con dị tật cao.
Không những thế, tỷ lệ thai lưu ở nhóm thai phụ cao tuổi cũng lớn hơn. Khoảng 5-6 trường hợp thai lưu trên 1000 thai phụ độ tuổi 20-39 so với 9 trường hợp thai lưu trên 1000 thai phụ ở giai đoạn 40 tuổi.
Tỷ lệ sinh mổ
Dù trên 35 tuổi, thai phụ vẫn có thể sinh thường (có thể được gây tê ngoài màng cứng hoặc được dùng forcep) nhưng tỷ lệ sinh mổ vẫn cao.
Vài nghiên cứu cho biết, nếu sinh thường thì thời gian chuyển dạ sẽ lâu hơn so với thai phụ ít tuổi. Nguyên nhân là do các cơ ở tử cung kém đàn hồi khi người mẹ đã lớn tuổi. Đó là lý do vì sao thai phụ lớn tuổi thường phải dùng phương pháp kích thích sinh đẻ hơn là thai phụ trẻ tuổi.
Lưu ý
Nếu muộn con, bạn cũng không cần lo lắng quá. Hãy luôn tự tin và thoải mái dù bạn muốn sinh con ngoài tuổi 35. Nếu có ý định mang bầu, tốt nhất bạn hãy sống cùng gia đình chồng để được trợ giúp về tinh thần và hỗ trợ công việc nhà. Có thể tham gia lớp tiền sản để bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm sinh nở.
Ngọc Huê (Theo Babycentre)
- Hỏi - đáp về kem chống rạn da (09:37:00 19/02/2010)
- Thay đổi ở vùng kín trong quý I (16:12:00 16/02/2010)
- Cách nhấc đồ vật khi mang bầu (08:41:00 12/02/2010)
- Dấu hiệu chuyển dạ sớm (09:57:00 11/02/2010)
- Giảm mồ hôi trộm cho bà bầu (08:06:00 10/02/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |