- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thai ít máy ở tuần 28
Một thai phụ chia sẻ: ‘Tôi đang mang thai ở tuần thứ 28 nhưng thai ít máy hơn giai đoạn trước. Trước kia, bé cử động hàng ngày, còn bây giờ thì không nhiều như thế. Liệu tôi có làm sao không?’.
Tham khảo kinh nghiệm của những bà bầu ở tuần thứ 28, từ Babycentre:
- “Tôi mang thai ở 27 tuần 6 ngày. Mấy hôm trước, tôi đã hỏi bác sĩ về chuyện giống như của bạn. Bác sĩ cho biết, do bé phát triển nhanh nên không còn đủ chỗ để vận động nhiều. Bạn đừng lo lắng quá”.
- “Điều này cũng đang là trường hợp của tôi. Tôi mang thai ở tuần thứ 28 và dường như bé lười vận động hơn. Thỉnh thoảng, trong suốt cả ngày mới có vài cử động vỗ nhẹ như cánh bướm của bé. Có lúc, suốt 13 giờ liên tục, tôi không đếm được bất kỳ chuyển động nào của con. Tôi đã thử nhiều cách, uống nước quả tươi, nằm nghiêng về bên trái, hát cho con, tắm nước ấm, đi lại nhẹ nhàng, động viên chồng nói chuyện với con… nhưng bé vẫn không có phản ứng gì. Cuối cùng, tôi cũng thấy bé vẫy cánh như cá vàng sau bữa cơm tối (bé thường chuyển động nhiều sau khi tôi ăn cơm).
Tôi lo lắng quá nên gọi điện hỏi bác sĩ. Bà ấy cho biết, đó là điều bình thường nhưng tôi vẫn quyết định hẹn đi kiểm tra vào sáng hôm sau. Lúc kiểm tra, tôi cảm nhận một cú đá dữ dội của bé. Bác sĩ kết luận là thai hoàn toàn khỏe mạnh”.
- “Khi ở tuần thứ 27, tôi cực kỳ căng thẳng vì suốt 3 ngày liền, không cảm nhận được cử động nào của con. Tôi đi khám khẩn cấp. Bác sĩ tiến hành non-stress test và những xét nghiệm khác cho tôi. Bác sĩ nói rằng, thật may mắn vì bé không làm sao cả. Nếu bạn thấy bé hầu như không chuyển động trong một thời gian, hãy đi khám ngay. Đừng để mọi chuyện trở nên nguy hiểm bằng cách cố đợi để đếm cử động của thai”.
- “Tôi nghĩ rằng không nên so sánh chuyển động của bé này với bé khác và kết luận điều nào là bình thường. Hồi mang thai đầu tiên, tôi không thấy chuyển động ở tuần thứ 28. Khi đi khám thì điều tồi tệ đã xảy ra. Bây giờ, tôi đang mang thai lại. Bé máy nhiều hơn và tôi hy vọng, mọi chuyện sẽ tốt đẹp”.
- “Bác sĩ của tôi nói rằng, thai máy ít ở thời điểm này có thể liên quan đến vị trí của nhau thai. Những người mẹ có nhau thai bám ở mặt trước cổ tử cung thấy bé ít chuyển động hơn. Trong tình trạng này, nhau thai giống như cái gối, chặn không cho bé cử động”.
- “Những lúc thai ít máy, bạn hãy uống một cốc nước cam tươi, nằm trong phòng yên tĩnh, thư giãn. Hãy thở sâu, từ từ, bạn sẽ cảm nhận được những chuyển động của bé 20-30 phút sau đó. Nên nhớ là, thai lớn hơn và sẽ ngủ nhiều hơn. Vì thế, bé cần thời gian để được đánh thức và bắt đầu di chuyển”.
- “Tôi cũng mang thai ở tuần thứ 28. Tôi chỉ cảm thấy thai máy nhẹ ở đầu buổi sáng, cuối buổi tối, có khi là một lúc ban trưa. Thỉnh thoảng, tôi không cảm nhận được cử động nào. Nhưng cứ kiên trì đếm đủ 10 chuyển động của bé trong 1 giờ là ổn. Mỗi bé có cử động khác nhau”.
- “Bé nhà tôi cũng được 28 tuần. Nhưng có những ngày, tôi thấy bé đá và cuộn tròn liên tục. Tất nhiên, có những ngày, bé chẳng có chút vận động nào. Tôi đi siêu âm và khám thai ngay sau đó. Bé vẫn khỏe mạnh nhưng bác sĩ cảnh báo, tôi không được chủ quan. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần đi khám sớm”.
- “Tôi cũng mang thai ở tuần 28 và thấy bé vẫn chuyển động như bình thường. Tôi đi khám thai định kỳ, bác sĩ nói rằng, bé nhà tôi rất năng động. Vì đây là lần mang thai đầu nên tôi chưa có kinh nghiệm. Bác sĩ gợi ý rằng, ở thời điểm này, chỉ cần đếm đủ 4 chuyển động của bé trong 1 giờ là chứng tỏ bé vẫn khỏe mạnh”.
- “Suốt 5 giờ đồng hồ trong ngày, tôi không cảm nhận được chuyển động nào của con. Tôi đi khám nhưng vừa đến viện thì thấy bé đạp. Tôi nghĩ, chắc do mình bận quá nên bỏ lỡ những chuyển động của bé và cũng không chú tâm đến những cử động nhẹ”.
- “Bạn thử đặt tay lên bụng bầu và cảm nhận. Mỗi cảm nhận trong lòng bàn tay mẹ là một chuyển động ở bé. Một cữ ngủ trong bụng mẹ chỉ kéo dài 20-40 phút. Do đó, nếu trong vòng 1 giờ liên tục, bạn không nhận thấy chuyển động nào của con thì phải đi khám ngay”.
- “Tôi cũng mang thai tuần thứ 28. Bé chỉ đạp mẹ vào ban đêm, còn cả ngày hầu như không ‘táy máy’ gì. Tôi đi khám và kết quả, thai hoàn toàn bình thường”.
Ngọc Huê
- Hình ảnh chọc dò ối (08:23:00 05/02/2010)
- Bổ sung nước khi nghén (08:44:00 04/02/2010)
- Tìm hiểu gây tê ngoài màng cứng (08:17:00 03/02/2010)
- Cơn co khi chuyển dạ thật - giả (09:00:00 02/02/2010)
- Chăm sóc tiền sản (19:53:00 31/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |