- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chứng ngứa sần trong thai kỳ
Một trong những dạng phát ban có liên quan đến thời kỳ mang thai là PUPPP (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy). PUPPP còn được biết đến với cái tên ngắn hơn là chứng ngứa sần trong thai kỳ hay phát ban nhiều dạng trong thai kỳ (polymorphic erupition of pregnancy).
Đây là một trong những rắc rối ngoài da mà khá nhiều người mẹ phải đối mặt. Nó thường khởi đầu bằng những vết rạn da trên bụng bầu, lan xuống gan bàn tay, cánh tay, bắp chân và cả những ngón chân. Chứng ngứa sần thường khởi phát ở quý III, với những nốt đỏ trông giống như tổ ong và cực kỳ ngứa.
Nguyên nhân
Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây chứng ngứa sần; tuy nhiên, họ tin rằng, vùng da bị rạn thường dễ bị viêm nên có liên quan đến chứng ngứa sần. Ngoài ra, sự gia tăng hàm lượng hormone trong cơ thể thai phụ, nhất là estrogen khiến chứng ngứa sần xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ lần đầu mang thai hoặc ở người mang đa thai. Một nghiên cứu khác cũng tiết lộ, chứng ngứa sần có mối quan hệ với bào thai mang giới tính nam – khoảng 70% người mẹ mắc chứng này sẽ sinh ra con trai.
Cách điều trị
Thông thường, chứng ngứa sần sẽ tự nhiên biến mất sau sinh, một tỷ lệ thấp người mẹ tiếp tục phải đối mặt với sự khó chịu này trong lần mang thai tiếp theo. Trong thai kỳ, chứng ngứa sần có thể được điều trị bằng cách xoa kem như clobetasol và betamethasone hay chất chống histamines. Một số trường hợp, thai phụ được chỉ định uống steroids để kiểm soát phát ban.
Một số trường hợp nghiêm trọng, thai phụ bị mọc nhiều nốt nhỏ, có thể bao phủ toàn bộ cơ thể nhưng điển hình vẫn là ở tay, chân. Nguyên nhân do chứng bệnh về gan chiếm khoảng 1% số trường hợp bị sẩn ngứa dạng này.
Dù chứng mẩn ngứa không gây hại nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu định dùng kem bôi hay thuốc uống. Tùy vào triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị thích hợp mà không làm chứng bệnh nặng thêm.
Ngọc Huê (Theo Pregnancyetc)
- Nguyên tắc khi thai phụ đi bộ (08:00:00 26/11/2009)
- Xét nghiệm quan trọng trong quý II: Triple test (10:01:00 25/11/2009)
- Trứng ngỗng 'bẩn' hơn trứng vịt, kém dinh dưỡng hơn trứng gà (11:21:00 24/11/2009)
- Xét nghiệm quan trọng trong quý II: Chọc dò ối (08:20:00 24/11/2009)
- 10 xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ (17:11:00 22/11/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |