- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh
Thói quen ăn uống, sinh hoạt có thể phải thay đổi trước một năm, khi bạn có ý định mang thai. Điều này là bước đặc biệt quan trọng để bé có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Những thứ bạn nạp vào cơ thể sẽ tạo ra nền tảng dinh dưỡng cho bé sau này. Thức ăn vặt nghèo dinh dưỡng như, khoai tây rán, nước ngọt thật sự không mang lại nhiều chất cho cơ thể. Thay vào đó, bạn cần ăn uống đủ thực phẩm giàu canxi, axit folic, protein và sắt.
Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung axit folic trước khi có dự định mang thai từ 1-3 tháng. Mỗi ngày, bạn có thể bổ sung 0,4mg axit folic; đồng thời, ăn thêm những loại rau có lá màu xanh, cam, chuối, sữa, ngũ cốc…
Bạn cũng nên thay đổi nếu đang ăn kiêng hoặc thực hiện chế độ giảm cân. Bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng vitamin bổ sung vì nếu dùng tùy tiện, chúng sẽ gây hại.
Nếu bạn thừa cân, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ về chứng tiểu đường hoặc huyết áp cao trong thai kỳ; thậm chí, cơn chuyển dạ của bạn có thể dài hơn. Vì thế, bạn cần dành thời gian để giảm cân an toàn trước khi có kế hoạch mang thai.
Chế độ luyện tập
Bạn càng khỏe mạnh thì bạn càng dễ có một thai kỳ an toàn. Tất nhiên, bạn cần tránh luyện tập quá sức vì nó không có lợi lại còn gây mệt mỏi. Khi đã mang bầu, bạn cần tuân thủ chế độ luyện tập nhẹ nhàng dành riêng cho thai phụ. Đi bộ hàng ngày là cách luyện tập phù hợp.
Xét nghiệm cần thiết trước mang thai
Bạn có thể làm vài xét nghiệm để đảm bảo không có trục trặc gì với thai nhi trong thời gian mang bầu sắp tới.
- Xét nghiệm Rubella: Vắcxin ngừa Rubella chỉ được tiến hành tiêm trước khi có ý định mang thai. Khi đã mang thai, vắcxin này không có lợi cho cả mẹ và bé.
- Xét nghiệm các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs): Bao gồm bệnh lậu, giang mai, chlamydia, HIV/AIDS có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của bé. Nếu phát hiện mắc một trong số những bệnh trên, bạn sẽ được chỉ định điều trị trước khi mang thai.
- Xét nghiệm khác: Bác sĩ có thể quyết định làm thêm xét nghiệm như xét nghiệm thiếu máu hoặc viêm gan, tùy vào thể trạng của bạn.
Môi trường làm việc
Một số môi trường làm việc nguy hiểm là nhiễm phóng xạ, nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, đồng… Tuy nhiên, phóng xạ từ màn hình máy vi tính thì không gây hại cho người dùng, kể cả phụ nữ có thai.
Nếu phải làm việc trong môi trường độc hại, bạn cần yêu cầu được chuyển chỗ làm việc. Nếu không, quá trình làm việc cần đảm bảo được trang bị quần áo và vật dụng bảo vệ sức khỏe.
Ngọc Huê (Theo Livestrong)
- Chế độ chăm sóc thai kỳ với probiotics (14:18:00 01/12/2009)
- Tình trạng ngứa nặng ở bà bầu (08:18:00 01/12/2009)
- Nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B (15:08:00 29/11/2009)
- Dấu hiệu và cách phòng thai lạc vị (10:24:00 28/11/2009)
- Xét nghiệm quan trọng trong quý II: Quad test (08:32:00 27/11/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |