- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tình trạng ngứa nặng ở bà bầu
Suốt thời gian mang thai, bạn phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể, đáp ứng nhu cầu phát triển của bào thai. Một trong những rắc rối liên quan đến thai kỳ là tình trạng ngứa do da bị rạn và khô. Ngứa trong thai kỳ là hiện tượng dễ gặp và ít khi gây nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngứa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, kém ăn hoặc những triệu chứng khác do bác sĩ chẩn đoán. Khi đó, thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh kiệt sức hoặc tổn thương đến làn da.
Chế độ dinh dưỡng tốt, cộng với sử dụng kem giữ ẩm hợp lý, giàu vitamin E sẽ cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, một số người mẹ bị ngứa nghiêm trọng ở tay, chân, lòng bàn chân, bụng bầu hoặc toàn cơ thể - gọi là hội chứng Obstetric Cholestasis (OC). Tiến hành kiểm tra
Chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán chứng ngứa ở thai phụ ở mức độ nào, bao gồm:
- Kiểm tra xem ngứa xuất hiện ở đâu, khu vực nào bị ngứa nặng nhất, đặc biệt ở gan bàn tay và gan bàn chân.
- Thai phụ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra những vấn đề liên quan.
- Kiểm tra tình trạng mệt mỏi, kiệt sức của thai phụ.
- Xem xét tình trạng ngứa gây ảnh hưởng thế nào đến sinh hoạt của bà bầu, có làm bà bầu mất ngủ không.
- Kiểm tra chế độ dinh dưỡng, chẩn đoán chứng ngứa có phải do dị ứng thức ăn hay không.
Lưu ý: Nếu bị ngứa toàn thân (hội chứng OC), thai phụ dễ bị chuyển dạ sớm. Vì thế, người mẹ cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi.
Ngoài những bước kiểm tra nêu trên, thai phụ có thể xuất hiện những dấu hiệu ít phổ biến hơn là vàng da, bị nôn và trầm cảm. Nếu bác sĩ nghi ngờ thai phụ mắc OC, thai phụ còn phải làm xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan. Nhiều xét nghiệm gộp lại mới cho kết quả chính xác.
Ngọc Huê (Theo Suite 101)
- Nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B (15:08:00 29/11/2009)
- Dấu hiệu và cách phòng thai lạc vị (10:24:00 28/11/2009)
- Xét nghiệm quan trọng trong quý II: Quad test (08:32:00 27/11/2009)
- Chứng ngứa sần trong thai kỳ (08:47:00 26/11/2009)
- Nguyên tắc khi thai phụ đi bộ (08:00:00 26/11/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |