Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nguyên tắc khi thai phụ đi bộ
07:40:10 26/11/2009
Đi bộ, vận động khi mang thai là cách giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, không phải càng cố đi bộ nhiều thì càng có lợi. Quy tắc vận động trong thai kỳ là nhẹ nhàng, thoải mái và phù hợp với thể trạng từng thai phụ.
Khởi động
Trước khi đi bộ, bạn có thể thử vài động tác khởi động dưới đây:
- Đứng thẳng: Đứng thẳng người để bụng bầu không gây sức ép lên cơ lưng. Nếu bụng bầu đã to, bạn có thể dùng đai nâng bụng bầu để cuộc đi bộ thoải mái hơn.
- Nhìn thẳng: Giữ đầu thẳng rồi nhìn thẳng về phía trước (không phải nhìn xuống sàn nhà), giữ trong vài giây để cơ cổ của bạn không bị căng trước khi đi bộ.
Hành trình này có thể được thực hiện vào 4 ngày bất kỳ trong tuần nhưng tốt nhất nên cách quãng để cơ thể bạn có thời gian hồi phục. Bạn có thể tham khảo kiểu đi bộ 4 lần mỗi tuần dưới đây:
- Thứ hai: Đi bộ chậm trong 5-10 phút để làm ấm cơ thể. Sau đó, đi bộ thoải mái ở một bề mặt bằng phẳng trong 10 phút. Cuối cùng, đi bộ chậm lại trong 5 phút trước khi dừng hẳn lại.
- Thứ tư và thứ sáu: Hành trình như ngày thứ hai.
- Thứ bảy (hoặc chủ nhật): Một cuộc đi bộ vui vẻ, có thể với bạn bè, chồng (hoặc người thân) nhưng tránh đi bộ với thời gian dài.
Đi bộ theo từng giai đoạn
Cơ thể của bạn thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Vì thế, bạn cần điều chỉnh nhịp độ đi bộ sao cho phù hợp.
- Quý I: Lượng máu vận chuyển trong cơ thể mẹ tăng gấp đôi, đòi hỏi cần nhiều oxy hơn cho bào thai. Bạn có thể giảm (hoặc thêm) 5 phút vào hành trình đi bộ của mình nếu bạn cảm thấy dễ chịu. Tổng thời gian đi bộ một ngày có thể là 10-20 phút.
- Quý II: Trọng lượng mẹ và bé tăng lên khiến việc đi bộ khó khăn hơn. Bạn có thể duy trì lượng thời gian đi bộ như bình thường nhưng tránh căng thẳng. Nói cách khác, tránh đi bộ quá nhanh.
- Quý III: Bạn có thể duy trì kế hoạch đi bộ 4 lần trong 4 ngày một tuần nhưng nên giới hạn thời gian phù hợp. Tránh đi bộ trên bãi biển, đường gồ ghề vì khi bụng bầu to lên, khả năng giữ cân bằng kém nên bạn dễ bị ngã.
Lưu ý: Một số trường hợp, chế độ đi bộ dành cho thai phụ phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh đi bộ khi mệt mỏi, đau bụng, ra máu… Bạn cũng không nên ép bản thân phải đi bộ theo đúng lịch trình. Cơ chế đi bộ dành cho thai phụ là thoải mái, dễ chịu và vui vẻ, chứ không phải lịch luyện tập của vận động viên.
>> Luyện tập khi có thai
Khởi động
Trước khi đi bộ, bạn có thể thử vài động tác khởi động dưới đây:
- Đứng thẳng: Đứng thẳng người để bụng bầu không gây sức ép lên cơ lưng. Nếu bụng bầu đã to, bạn có thể dùng đai nâng bụng bầu để cuộc đi bộ thoải mái hơn.
- Nhìn thẳng: Giữ đầu thẳng rồi nhìn thẳng về phía trước (không phải nhìn xuống sàn nhà), giữ trong vài giây để cơ cổ của bạn không bị căng trước khi đi bộ.
Đi bộ 4 lần vào 4 ngày một tuần
Hành trình này có thể được thực hiện vào 4 ngày bất kỳ trong tuần nhưng tốt nhất nên cách quãng để cơ thể bạn có thời gian hồi phục. Bạn có thể tham khảo kiểu đi bộ 4 lần mỗi tuần dưới đây:
- Thứ hai: Đi bộ chậm trong 5-10 phút để làm ấm cơ thể. Sau đó, đi bộ thoải mái ở một bề mặt bằng phẳng trong 10 phút. Cuối cùng, đi bộ chậm lại trong 5 phút trước khi dừng hẳn lại.
- Thứ tư và thứ sáu: Hành trình như ngày thứ hai.
- Thứ bảy (hoặc chủ nhật): Một cuộc đi bộ vui vẻ, có thể với bạn bè, chồng (hoặc người thân) nhưng tránh đi bộ với thời gian dài.
Đi bộ theo từng giai đoạn
Cơ thể của bạn thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Vì thế, bạn cần điều chỉnh nhịp độ đi bộ sao cho phù hợp.
- Quý I: Lượng máu vận chuyển trong cơ thể mẹ tăng gấp đôi, đòi hỏi cần nhiều oxy hơn cho bào thai. Bạn có thể giảm (hoặc thêm) 5 phút vào hành trình đi bộ của mình nếu bạn cảm thấy dễ chịu. Tổng thời gian đi bộ một ngày có thể là 10-20 phút.
- Quý II: Trọng lượng mẹ và bé tăng lên khiến việc đi bộ khó khăn hơn. Bạn có thể duy trì lượng thời gian đi bộ như bình thường nhưng tránh căng thẳng. Nói cách khác, tránh đi bộ quá nhanh.
- Quý III: Bạn có thể duy trì kế hoạch đi bộ 4 lần trong 4 ngày một tuần nhưng nên giới hạn thời gian phù hợp. Tránh đi bộ trên bãi biển, đường gồ ghề vì khi bụng bầu to lên, khả năng giữ cân bằng kém nên bạn dễ bị ngã.
Lưu ý: Một số trường hợp, chế độ đi bộ dành cho thai phụ phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh đi bộ khi mệt mỏi, đau bụng, ra máu… Bạn cũng không nên ép bản thân phải đi bộ theo đúng lịch trình. Cơ chế đi bộ dành cho thai phụ là thoải mái, dễ chịu và vui vẻ, chứ không phải lịch luyện tập của vận động viên.
>> Luyện tập khi có thai
Ngọc Huê (Theo Health)
Tin liên quan
- Xét nghiệm quan trọng trong quý II: Triple test (10:01:00 25/11/2009)
- Trứng ngỗng 'bẩn' hơn trứng vịt, kém dinh dưỡng hơn trứng gà (11:21:00 24/11/2009)
- Xét nghiệm quan trọng trong quý II: Chọc dò ối (08:20:00 24/11/2009)
- 10 xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ (17:11:00 22/11/2009)
- Cung cấp thêm oxy cho thai (10:11:00 20/11/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Nguyên tắc khi thai phụ đi bộ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo