Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
7 thay đổi "vô duyên" trong thai kỳ
07:40:10 02/11/2009
Những câu hỏi mà nhiều người mẹ đặt ra trong quá trình khám thai gồm: ‘Vì sao tôi hay bị són tiểu?’, ‘Đồ mồ hôi nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không?’, ‘Trước đây, tôi không ngủ ngáy nhưng tại sao khi mang thai lại bị hiện tượng này?’… Câu trả lời phổ biến của bác sĩ là: ‘Đó là hiện tượng bình thường’.
Tham khảo những thay đổi về sức khỏe khi mang bầu, tổng hợp từ Parenting:
1. Dịch âm đạo có màu trắng hoặc vàng xanh
Nguyên nhân: Tăng hormone và tăng lưu thông máu ở vùng kín.
Cách xử trí: Bạn cần mặc đồ lót thấm hút tốt, tránh thụt rửa âm đạo, cẩn thận khi dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ vì chúng sẽ khiến vùng kín kích ứng.
Nếu âm đạo tiết dịch quá mức, ngứa ngáy hoặc nóng rát, có thể bạn đang bị viêm nhiễm và cần đi khám sớm.
2. Són tiểu
Khi hắt hơi hay cười lớn, vùng kín sẽ rỉ nước.
Nguyên nhân: Trong thai kỳ, bạn được khuyên uống đủ nước. Trọng lượng của mẹ tăng lên 10kg hoặc hơn, áp lực của thai nhi đè lên bàng quang mẹ. Những điều đó khiến bạn xuất hiện dấu hiệu són tiểu.
Cách xử trí: Bạn cần đi tiểu ngay khi có thể. Càng giữ nước tiểu trong người, bạn càng dễ bị són. Bạn cũng có thể dùng miếng lót nhỏ, chất liệu thấm hút tốt đặt dưới đáy quần lót (không phải băng vệ sinh). Ngoài ra, bạn cần thử bài tập Kegel, giúp chắc khỏe cơ xương chậu, ngăn ngừa són tiểu. Chọn lúc đi tiểu xong, bạn hãy hóp cơ đáy chậu trong ít phút và giữ nguyên vị trí (như khi bạn nín tiểu). Sau đó, bạn thả lỏng các cơ một cách tự nhiên. Lặp lại động tác trên vài lần mỗi ngày nhưng nên tránh lúc bạn không thoải mái.
3. Không kiểm soát được ‘xì hơi’
Thỉnh thoảng, bạn có cảm giác đầy và đau ở bụng bầu, kết quả là “xì hơi” khiến bạn xấu hổ.
Nguyên nhân: Hoạt động đường ruột chậm đi khi mang bầu do ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể.
Cách xử trí: Táo bón sẽ khiến bụng bị đầy hơi và “xì hơi” là kết quả tất yếu. Nếu bạn “ngốn” nhiều súp lơ xanh, cải bắp, hành tỏi, gia vị thì bạn cũng dễ bị “xì hơi”. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn cần đi khám.
4. Luôn bị ngạt mũi nhưng không phải do ốm
Nguyên nhân: Gia tăng hormone và tuần hoàn máu khiến lớp màng trong khoang mũi bị sưng lên, khô và có thể chảy máu.
Cách xử trí: Bạn cần uống đủ nước lọc, có thể dùng máy tạo độ ẩm hoặc thuốc nhỏ mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bị chảy máu cam, bạn hãy tránh ngửa cổ về phía sau. Cần giữ cho đầu được thẳng và dùng một chiếc khăn mềm, mỏng dịt vào lỗ mũi cho đến khi máu ngừng chảy, thường là 5 phút. Bạn cũng có thể chườm lạnh vào sống mũi rồi dùng tay bóp nhẹ hai cánh mũi vào nhau. Nếu máu cam còn xuất hiện, bạn nên đi khám.
5. Ngủ ngáy
Nguyên nhân: Do mũi bị tắc, bạn buộc phải thở qua miệng và ngủ ngáy là kết quả của quá trình này.
Cách xử trí: Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc nhỏ mũi trước khi đi ngủ, nếu cần. Bạn thử ngủ nghiêng về một bên, có thể đầu tư thêm những chiếc gối ngủ dành cho bà bầu hoặc dùng máy tạo độ ẩm.
6. Đổ mồi hôi nhiều
Dưới nách, vùng kín, trên bụng bầu, cổ và mặt… liên tục ướt nước.
Nguyên nhân: Khi mang thai, sự trao đổi chất tăng mạnh, kèm theo đó là sự gia tăng tuần hòan máu làm cơ thể mẹ ấm lên.
Cách xử trí: Bạn cần mặc quần áo thoáng, nhẹ, mát; uống đủ nước và tránh lo lắng quá.
7. Chảy dãi như trẻ con
Một số bà bầu tăng tiết nước bọt, có thể kèm theo chảy máu chân răng, nhất là sau khi đánh răng xong.
Nguyên nhân: Sự thay đổi hormone khi mang bầu là nguyên nhân khiến lợi bị tổn thương; tuy nhiên, các chuyên gia chưa khẳng định, thay đổi hormone là yếu tố làm tăng tiết nước bọt.
Cách xử trí: Bạn nên giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận. Tăng tiết nước bọt là dấu hiệu không gây hại cho sức khỏe và nó sẽ biến mất sau sinh; vì thế, bạn cần hạn chế thức ăn giàu tinh bột; uống đủ nước lọc, đặc biệt là nước chanh.
>> Lưu ý chung khi mang thai
Tham khảo những thay đổi về sức khỏe khi mang bầu, tổng hợp từ Parenting:
1. Dịch âm đạo có màu trắng hoặc vàng xanh
Nguyên nhân: Tăng hormone và tăng lưu thông máu ở vùng kín.
Cách xử trí: Bạn cần mặc đồ lót thấm hút tốt, tránh thụt rửa âm đạo, cẩn thận khi dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ vì chúng sẽ khiến vùng kín kích ứng.
Nếu âm đạo tiết dịch quá mức, ngứa ngáy hoặc nóng rát, có thể bạn đang bị viêm nhiễm và cần đi khám sớm.
2. Són tiểu
Khi hắt hơi hay cười lớn, vùng kín sẽ rỉ nước.
Nguyên nhân: Trong thai kỳ, bạn được khuyên uống đủ nước. Trọng lượng của mẹ tăng lên 10kg hoặc hơn, áp lực của thai nhi đè lên bàng quang mẹ. Những điều đó khiến bạn xuất hiện dấu hiệu són tiểu.
Cách xử trí: Bạn cần đi tiểu ngay khi có thể. Càng giữ nước tiểu trong người, bạn càng dễ bị són. Bạn cũng có thể dùng miếng lót nhỏ, chất liệu thấm hút tốt đặt dưới đáy quần lót (không phải băng vệ sinh). Ngoài ra, bạn cần thử bài tập Kegel, giúp chắc khỏe cơ xương chậu, ngăn ngừa són tiểu. Chọn lúc đi tiểu xong, bạn hãy hóp cơ đáy chậu trong ít phút và giữ nguyên vị trí (như khi bạn nín tiểu). Sau đó, bạn thả lỏng các cơ một cách tự nhiên. Lặp lại động tác trên vài lần mỗi ngày nhưng nên tránh lúc bạn không thoải mái.
3. Không kiểm soát được ‘xì hơi’
Thỉnh thoảng, bạn có cảm giác đầy và đau ở bụng bầu, kết quả là “xì hơi” khiến bạn xấu hổ.
Nguyên nhân: Hoạt động đường ruột chậm đi khi mang bầu do ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể.
Cách xử trí: Táo bón sẽ khiến bụng bị đầy hơi và “xì hơi” là kết quả tất yếu. Nếu bạn “ngốn” nhiều súp lơ xanh, cải bắp, hành tỏi, gia vị thì bạn cũng dễ bị “xì hơi”. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn cần đi khám.
4. Luôn bị ngạt mũi nhưng không phải do ốm
Nguyên nhân: Gia tăng hormone và tuần hoàn máu khiến lớp màng trong khoang mũi bị sưng lên, khô và có thể chảy máu.
Cách xử trí: Bạn cần uống đủ nước lọc, có thể dùng máy tạo độ ẩm hoặc thuốc nhỏ mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bị chảy máu cam, bạn hãy tránh ngửa cổ về phía sau. Cần giữ cho đầu được thẳng và dùng một chiếc khăn mềm, mỏng dịt vào lỗ mũi cho đến khi máu ngừng chảy, thường là 5 phút. Bạn cũng có thể chườm lạnh vào sống mũi rồi dùng tay bóp nhẹ hai cánh mũi vào nhau. Nếu máu cam còn xuất hiện, bạn nên đi khám.
5. Ngủ ngáy
Nguyên nhân: Do mũi bị tắc, bạn buộc phải thở qua miệng và ngủ ngáy là kết quả của quá trình này.
Cách xử trí: Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc nhỏ mũi trước khi đi ngủ, nếu cần. Bạn thử ngủ nghiêng về một bên, có thể đầu tư thêm những chiếc gối ngủ dành cho bà bầu hoặc dùng máy tạo độ ẩm.
6. Đổ mồi hôi nhiều
Dưới nách, vùng kín, trên bụng bầu, cổ và mặt… liên tục ướt nước.
Nguyên nhân: Khi mang thai, sự trao đổi chất tăng mạnh, kèm theo đó là sự gia tăng tuần hòan máu làm cơ thể mẹ ấm lên.
Cách xử trí: Bạn cần mặc quần áo thoáng, nhẹ, mát; uống đủ nước và tránh lo lắng quá.
7. Chảy dãi như trẻ con
Một số bà bầu tăng tiết nước bọt, có thể kèm theo chảy máu chân răng, nhất là sau khi đánh răng xong.
Nguyên nhân: Sự thay đổi hormone khi mang bầu là nguyên nhân khiến lợi bị tổn thương; tuy nhiên, các chuyên gia chưa khẳng định, thay đổi hormone là yếu tố làm tăng tiết nước bọt.
Cách xử trí: Bạn nên giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận. Tăng tiết nước bọt là dấu hiệu không gây hại cho sức khỏe và nó sẽ biến mất sau sinh; vì thế, bạn cần hạn chế thức ăn giàu tinh bột; uống đủ nước lọc, đặc biệt là nước chanh.
>> Lưu ý chung khi mang thai
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Ngôi thai 'khóa nòng' (08:27:00 30/10/2009)
- 4 nguy cơ từ hóa chất vời bà bầu (08:47:00 29/10/2009)
- Đối mặt với mệt mỏi đầu thai kỳ (08:30:00 28/10/2009)
- 9 thay đổi ở da và tóc bà bầu (08:33:00 27/10/2009)
- Đai nâng bụng dành cho bà bầu (14:39:00 25/10/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
7 thay đổi 'vô duyên' trong thai kỳ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo