Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
9 thay đổi ở da và tóc bà bầu
08:13:10 27/10/2009
Những thay đổi về hormone trong thai kỳ thường khiến thai phụ bị mụn trứng cá, rạn da hay phát ban.
1. Phát ban
Nguyên nhân phát ban là do da bị kích ứng. Những mảng ban thường xuất hiện ở bụng bầu trước; sau đó, chúng sẽ lan tới ngực, cánh tay, đùi và cả mông.
2. Mụn trứng cá
Tùy trường hợp, mụn trứng cá có thể được cải thiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang thai (một số thai phụ sẽ hết mụn trong khi một số khác bị mụn nặng hơn).
3. Da dầu
Khi có bầu, làn da trở nên nhiều dầu hơn. Nguyên nhân là do gia tăng hàm lượng androgen (hormone nữ tính), làm tăng sản xuất sebum. Lượng sebum càng được sản xuất nhiều thì làn da càng bóng nhờn. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng những sản phẩm chăm sóc da (dành cho da nhờn) an toàn với thai phụ.
4. Rạn da
Rạn da biểu hiện bằng những đường kẻ sọc, có thể quan sát bằng mắt thường trên bề mặt da. Rạn da có thể được ngăn ngừa nếu bạn sử dụng kem chống rạn đúng cách. Có thể bôi kem chống rạn vào bụng bầu, ngực, đùi để ngăn ngừa các vết rạn xuất hiện.
5. Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện
Tình trạng trên được biểu hiện bằng một nhóm những mạch máu nhỏ li ti, tập trung tại một điểm rồi tỏa ra tứ phía như những chiếc chân của con nhện. Kiểu giãn tĩnh mạch này có thể xuất hiện trên mặt, ngực, cánh tay hoặc những phần khác trên cơ thể. Phần lớn các đám giãn tĩnh mạch sẽ tự biến mất sau sinh.
6. Đám da sậm màu
Đám da sậm màu thường có ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng như trán, môi trên, cằm. Những đám da này sẽ trở lại màu sắc bình thường sau sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, nó chỉ mờ đi chứ không mất hẳn.
7. Nhiều lông
Sự thay đổi về lông tơ trên cơ thể cũng là dấu hiệu thường gặp khi mang bầu. Những đám lông dày, sậm màu có thể xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa môi trên và mũi. Nguyên nhân là do tăng hàm lượng hormone adrogen khi mang bầu.
8. Móng tay giòn
Nhiều thai phụ nhận thấy móng tay của họ trở nên giòn, dễ bị gãy hơn. Thai phụ cần tránh những hoạt động sơn bóng móng tay để bảo vệ móng mạnh khỏe.
9. Chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm có thể xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang bầu. Triệu chứng điển hình là ngứa da, phải gãi liên tục khiến làn da bị ửng đỏ, sưng lên hoặc bị xước. Bạn cần đi khám sớm vì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng một loại kem bôi an toàn.
1. Phát ban
Nguyên nhân phát ban là do da bị kích ứng. Những mảng ban thường xuất hiện ở bụng bầu trước; sau đó, chúng sẽ lan tới ngực, cánh tay, đùi và cả mông.
2. Mụn trứng cá
Tùy trường hợp, mụn trứng cá có thể được cải thiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang thai (một số thai phụ sẽ hết mụn trong khi một số khác bị mụn nặng hơn).
3. Da dầu
Khi có bầu, làn da trở nên nhiều dầu hơn. Nguyên nhân là do gia tăng hàm lượng androgen (hormone nữ tính), làm tăng sản xuất sebum. Lượng sebum càng được sản xuất nhiều thì làn da càng bóng nhờn. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng những sản phẩm chăm sóc da (dành cho da nhờn) an toàn với thai phụ.
4. Rạn da
Rạn da biểu hiện bằng những đường kẻ sọc, có thể quan sát bằng mắt thường trên bề mặt da. Rạn da có thể được ngăn ngừa nếu bạn sử dụng kem chống rạn đúng cách. Có thể bôi kem chống rạn vào bụng bầu, ngực, đùi để ngăn ngừa các vết rạn xuất hiện.
5. Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện
Tình trạng trên được biểu hiện bằng một nhóm những mạch máu nhỏ li ti, tập trung tại một điểm rồi tỏa ra tứ phía như những chiếc chân của con nhện. Kiểu giãn tĩnh mạch này có thể xuất hiện trên mặt, ngực, cánh tay hoặc những phần khác trên cơ thể. Phần lớn các đám giãn tĩnh mạch sẽ tự biến mất sau sinh.
6. Đám da sậm màu
Đám da sậm màu thường có ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng như trán, môi trên, cằm. Những đám da này sẽ trở lại màu sắc bình thường sau sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, nó chỉ mờ đi chứ không mất hẳn.
7. Nhiều lông
Sự thay đổi về lông tơ trên cơ thể cũng là dấu hiệu thường gặp khi mang bầu. Những đám lông dày, sậm màu có thể xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa môi trên và mũi. Nguyên nhân là do tăng hàm lượng hormone adrogen khi mang bầu.
8. Móng tay giòn
Nhiều thai phụ nhận thấy móng tay của họ trở nên giòn, dễ bị gãy hơn. Thai phụ cần tránh những hoạt động sơn bóng móng tay để bảo vệ móng mạnh khỏe.
9. Chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm có thể xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang bầu. Triệu chứng điển hình là ngứa da, phải gãi liên tục khiến làn da bị ửng đỏ, sưng lên hoặc bị xước. Bạn cần đi khám sớm vì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng một loại kem bôi an toàn.
Ngọc Huê (Theo Storknet)
Tin liên quan
- Đai nâng bụng dành cho bà bầu (14:39:00 25/10/2009)
- Sự phát triển 5 giác quan (08:00:00 25/10/2009)
- Bổ sung vi khuẩn cho thai phụ (08:00:00 24/10/2009)
- Phân biệt trầm cảm và lo lắng quá mức (08:34:00 23/10/2009)
- Quan niệm 'cổ' về sức khỏe bà bầu (08:00:00 23/10/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
9 thay đổi ở da và tóc bà bầu
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo