- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nguyên tắc dinh dưỡng
Để bé luôn đủ chất dinh dưỡng, người mẹ cần ăn một bữa nhỏ sau mỗi 4 giờ đồng hồ, dù có đói hay không.
Nếu bạn bị nôn, sợ ăn, ợ nóng, có trục trặc ở đường tiêu hóa thì càng cần duy trì 5-6 bữa mỗi ngày. Không bao giờ được bỏ bữa, kể cả khi bạn không đói thì bé vẫn cần được bổ sung dinh dưỡng liên tục.
Tham khảo những gợi ý khác để có một thai kỳ khỏe mạnh, từ Babycenter:
Điều chỉnh chế độ ăn
Phần lớn thai phụ đều cần tăng protein, vitamin và các chất như axit folic, sắt... Nếu trước đó, chế độ ăn của bạn nghèo dinh dưỡng thì bạn cần chuyển qua chế độ ăn cân bằng, đa dạng hơn.
Tuy nhiên, không cần ăn quá nhiều. Thai phụ cần tăng thêm 300 kalo mỗi ngày (tổng là khoảng 2.500 kalo hàng ngày).
Loại bỏ sushi, hàu sống và phômai mềm
Cần tránh xa các loại hải sản sống (như gỏi hàu hoặc sushi hải sản); sữa chưa tiệt trùng và phômai mềm; patê và các loại thịt chưa được nấu chín. Các loại thực phẩm trên có chứa vi khuẩn, gây hại cho thai nhi.
Cũng cần kiêng một số loại cá chứa thủy ngân – kim loại nếu được hấp thu với hàm lượng cao sẽ gây hại cho bộ não của thai nhi và các bé. Các chuyên gia khuyên, chỉ nên ăn khoảng 300g/tuần cá ngừ (tuna) và các loại cá đã được nấu chín khác, tương đương 2 bữa cá.
Ngoài ra, thai phụ cần ngừng các loại cocktail. Sử dụng đồ uống có cồn trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến thể lực, trí tuệ của bé.
Hạn chế caffein, nhất là trong quý I của thai kỳ. Một số nghiên cứu chứng minh, uống hơn 4 tách cafe mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân, thậm chí là tử vong sau sinh. Caffein tồn tại trong trà, cola, nước ngọt và chocolate. Nên thay thế đồ uống chứa caffein bằng sữa ít béo, nước quả, nước lọc hay nước chanh tươi.
Sử dụng vitamin bổ sung
Dù đã tuân thủ một chế độ dinh dưỡng đa dạng thì thai phụ vẫn có khả năng bị thiếu vitamin. Thiếu vitamin nhóm B sẽ khiến bé bị khuyết tật ống thần kinh. Vì thế, bổ sung 600-800mg axit folic hàng ngày là điều quan trọng.
Thai phụ cũng cần uống sắt và canxi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh sử dụng vitamin tùy tiện vì nó sẽ gây hại cho thai nhi.
Nhóm thai phụ bị tiểu đường, thiếu máu, gầy gò, có tiền sử sinh con nhẹ cân cần trao đổi với bác sĩ để bổ sung vitamin.
Tránh ăn kiêng
Ăn kiêng khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Người mẹ ăn kiêng thường bị thiếu sắt, axit folic và những chất dinh dưỡng khác.
Nên nhớ, tăng cân hợp lý rất có lợi cho bà bầu. Vì thế, cần sử dụng thực phẩm tươi ngon, đa dạng và kiểm tra cân nặng trong thai kỳ.
Tăng cân hợp lý
Mức tăng cân hợp lý là 11-15kg (nếu trước đó thai phụ có cân nặng trung bình); 12-18 kg (nếu trước đó là nhẹ cân); 7-11kg (nếu trước đó là thừa cân). Thường trong quý I, mức tăng cân của thai phụ là ít nhất; sau đó, cân nặng của mẹ sẽ được cải thiện trong quý II và quý III (cùng với sự tăng trưởng của bé).
>> Thực phẩm nên tránh khi mang thai
Ngọc Huê
- Ra máu do nhau thai bám thấp (08:16:00 01/10/2009)
- Giảm cơn đau xương mu ở bà bầu (06:43:00 01/10/2009)
- Sỏi thận trong thai kỳ (08:20:00 30/09/2009)
- Giai đoạn đầu chuyển dạ (08:32:00 29/09/2009)
- Thủ thuật xoay thai (08:01:00 28/09/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |