Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Thủ thuật xoay thai

07:41:10 28/09/2009

Khoảng đầu quý III, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết tình trạng của ngôi thai. ¼ số ngôi thai là ngược ở thời điểm này nhưng phần lớn sẽ tự quay đầu vào những tháng tiếp theo.

Khoảng tháng thứ 8, 'ngôi nhà' của bé trong bụng mẹ ngày một chật hẹp. Gần đến ngày sinh, phần lớn các bé sẽ 'chúc' đầu xuống phía dưới. Tuy nhiên, một số bé chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ với mông hoặc chân. Cũng có bé thích nằm ngang, đặt khuỷu tay hoặc cánh tay chắn ngang “lối ra”. Tất cả những trường hợp trên gọi là ngôi thai bị ngược.

Có khá nhiều hình thức ngược của ngôi thai: tư thế khóa nòng (mông chắn ở “lối ra”); khóa nòng hoàn toàn (hai chân bắt chéo); khóa nòng không hoàn toàn (một bên chân chặn ở “lối ra”).

Thủ thuật xoay thai

Nếu ngôi thai vẫn bị ngược cho đến gần ngày sinh, bác sĩ có thể dùng thủ thuật xoay thai (ECV). ECV được thực hiện bằng cách tiêm thuốc làm giãn tử cung của thai phụ và bắt đầu xoay ngôi thai về vị trí thuận (đầu chúc xuống). Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm thì quá trình này sẽ thất bại.

Tuy nhiên, không phải thai phụ nào cũng được chỉ định thực hiện xoay ngôi thai. Nhóm thai phụ mang song thai, ra máu, đa ối thường bị cấm xoay ngôi thai.

Tỷ lệ thành công: 58% nếu là ngôi mông; có thể lên tới 90% nếu là ngôi ngang. Tuy nhiên, một số trường hợp, ngôi thai lại quay về vị trí ban đầu (tư thế ngược) sau khi đã tiến hành thủ thuật xoay thai. ECV hoạt động hiệu quả hơn nếu đó là lần mang thai thứ 2 của mẹ.

Nguy cơ: Một số trường hợp nghiêm trọng, tuy hiếm nhưng vẫn có thể xảy tới; chẳng hạn, ECV có thể khiến nhau thai bị đứt khỏi thành tử cung. Hậu quả, thai phụ buộc phải chỉ định mổ đẻ sau đó.

Quá trình thực hiện ECV có thể làm giảm nhịp tim thai, nếu nhịp tim thai không nhanh chóng quay lại mức cân bằng, thai phụ sẽ được chỉ định mổ đẻ ngay lập tức. Đó là lý do, thủ thuật xoay ngôi thai chỉ được tiến hành từ tuần thứ 37, trong bệnh viện, với những điều kiện đảm bảo việc mổ đẻ luôn sẵn sàng.

Động tác thể dục ngăn ngừa ngôi thai bị ngược

Tư thế này giúp bé có thể “nhào lộn” trong bụng mẹ, dễ dàng quay về vị trí đầu “chúc” xuống cổ tử cung mẹ.

- Thời gian: Bắt đầu từ tuần thứ 32 của thai kỳ; tần suất: 2 lần mỗi ngày.

- Tránh tập khi đói , mệt mỏi; cần chồng (người thân) hỗ trợ khi muốn nâng trọng lượng của bụng bầu.

- Thực hiện: Bạn nằm ngửa trên sàn nhà. Tiếp đến, nhờ người thân kê một chiếc gối nhỏ dưới hông và giữ nguyên vị trí này trong vòng 10-15 phút.

Hoặc: Quỳ gối trên sàn nhà, hai đầu gối choãi nhẹ để có không gian cho bụng bầu. Khẽ gập người, chải rộng lòng bàn tay xuống sàn nhà. Nếu bụng bầu bị ép xuống sàn, hãy nâng ngực lên một chút. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10-15 phút, theo hình dưới đây.

 

Lưu ý: Chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc tập thể dục từ mẹ sẽ ảnh hưởng đến ngôi thai. Vì thế, nếu hai động tác trên không thoải mái, bạn nên dừng lại.

 Ngọc Huê (Theo Babycenter)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo