- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Những dấu hiệu không nên lơ là
1. Ra máu
Không nên quá lo lắng nếu bạn bị ra máu nhẹ đầu thai kỳ. Tình trạng đó là tương đối phổ biến và không nguy hại. Tuy nhiên, để đảm bảo hơn, nên nói với bác sĩ về tình trạng ra máu của bản thân. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ ra máu và tìm cách can thiệp nếu cần.
Trường hợp ra máu kèm theo chuột rút, ra máu nặng, khối lượng máu tương đương một kỳ kinh nguyệt, bạn nên đi khám ngay. Dấu hiệu này có thể cảnh báo tình trạng sảy thai.
Đầu thai kỳ, một số thai phụ phải đối mặt với dấu hiệu ra máu nhẹ, chuột rút, đau bụng, buồn nôn, ngực mềm và đau lưng. Đó có thể là dấu hiệu bình thường khi mang thai nhưng cũng có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng được thụ tinh cư trú ở nơi nào đó ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. Thai ngoài tử cung được xếp vào trường hợp cần đi khám khẩn cấp. Vì thế, nếu ra máu bất thường, đau bụng dưới (thường ở một bên), đau nặng ở khung xương chậu, đau vai thì nên đi khám sớm.
Trong quý II, nhiều thai phụ bị ra máu nhẹ, nhất là sau khi quan hệ vợ chồng. Nên trao đổi với bác sĩ để phòng tình trạng thai phụ bị cấm quan hệ.
Dấu hiệu ra máu vào cuối quý II - đầu quý III cũng không nên lơ là. Đó có thể là triệu chứng nhau thai cuốn cổ tử cung. Nếu ra máu kèm theo chuột rút, đau bụng, nguyên nhân có thể do nhau thai rời khỏi thành tử cung, nghiêm trọng hơn là tình trạng nhau thai bị đứt.
Chuột rút
Giai đoạn đầu thai kỳ, tử cung phải giãn rộng ra; do đó, những cơn chuột rút nhỏ là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu chuột rút gây đau nghiêm trọng, chuột rút kèm với ra máu thì bạn nên đi khám. Hai dấu hiệu trên có thể là triệu chứng của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
Sau tuần thứ 20, chuột rút hoặc đau bụng, kèm theo tiêu chảy (hoặc không): có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm, cần đi khám sớm. Những triệu chứng khác của chuyển dạ sớm bao gồm: cơn co tử cung ít hơn 15 phút một lần, đau lưng, cảm giác căng đau ở xương chậu, thay đổi dịch tiết âm đạo.
Huyết áp cao
Nếu huyết áp vượt quá 140/90, huyết áp đột ngột tăng cao, thì có khả năng bạn đang mắc chứng tiền sản giật. Triệu chứng khác của tiền sản giật là tăng hàm lượng protein trong nước tiểu, thay đổi thị giác, đau bụng, tăng cân nhanh do bị phù. Một số trường hợp, thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật ngay cả khi không phải đối mặt với những triệu chứng kể trên.
Thai máy ít
Sau tuần thứ 25 của thai kỳ, mẹ có thể cảm nhận thấy ít nhất 4 chuyển động của thai trong vòng 1h. Nếu bé lười đạp, bạn có thể ăn nhẹ (uống một cốc nước quả), nằm trong phòng yên tĩnh và cảm nhận chuyển động của thai. Nếu thai đạp ít hơn 10 lần trong vòng 2h, nên đi khám sớm.
Các dấu hiệu nên đi khám sớm khác
- Thay đổi dịch tiết âm đạo, vùng kín ngứa ngáy, bị đau và nổi mụn. Đây có thể là triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Đau đầu nghiêm trọng, nhìn mờ. Đó có thể là dấu hiệu của huyết áp cao hoặc tiền sản giật.
- Sốt cao. Nếu sốt cao kèm theo ớn lạnh, có thể bạn đang mắc một chứng bệnh truyền nhiễm.
- Nôn nghiêm trọng. Đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Ngoài ra, nôn trớ còn dễ dẫn tới hiện tượng mất nước.
- Cảm giác nóng bừng hoặc bị đau khi đi tiểu. Đây có thể là triệu chứng nhiễm khuẩn ở bàng quang, dẫn tới chuyển dạ sớm. Đi tiểu với lượng nước tiểu ít hơn bình thường có thể là dấu hiệu trục trặc ở đường tiết niệu.
- Bị chấn thương ở vùng bụng, có thể kèm theo cảm giác đau hoặc không bị đau bụng. Nếu bạn cảm thấy có gì bất ổn, không nên trì hoãn chuyện đến gặp bác sĩ.
Ngọc Huê (Theo Ahealthyme)
- 5 lý do làm bà bầu đau bụng sau khi ăn (07:59:00 22/09/2009)
- Xét nghiệm cho trường hợp đặc biệt (13:41:00 20/09/2009)
- 3 câu hỏi về hen suyễn khi mang bầu (09:42:00 18/09/2009)
- Cơn co Braxton-Hick (08:17:00 17/09/2009)
- Chứng thủy đậu khi mang bầu (07:59:00 17/09/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |