- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Mắc bệnh lậu trong thai kỳ
Lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả quan hệ đường miệng và đường hậu môn. Bệnh lậu từ mẹ sẽ ảnh hưởng đến bé trong quá trình chuyển dạ.
Triệu chứng
Nhiều thai phụ mắc bệnh lậu mà không có triệu chứng, trừ khi được làm xét nghiệm. Các dấu hiệu khi mắc bệnh lậu rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Triệu chứng điển hình của bệnh lậu là: thay đổi dịch tiết âm đạo, cảm giác đau và nóng khi đi tiểu, ra máu và đau khi quan hệ vợ chồng.
Nếu quan hệ đường hậu môn, thai phụ sẽ cảm thấy bị đau, ngứa ngáy hậu môn mỗi lần đi tiêu.
Nếu bạn quan hệ miệng (chồng mắc bệnh), vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào miệng, cổ họng của bạn. Kết quả, miệng (cổ họng) sẽ bị tấy đỏ và đau.
Vi khuẩn lậu còn có thể tấn công vào mắt; chẳng hạn, khi bạn chạm tay vào vùng kín (nhiễm bệnh) rồi lại dùng bàn tay đó dụi mắt. Triệu chứng khi mắt bị nhiễm bệnh là tiết dịch, ngứa, đỏ.
Dấu hiệu bệnh điển hình ở nam giới: đau và nóng khi đi tiểu, thay đổi màu tinh dịch, tinh hoàn sưng căng. Tuy nhiên, một số trường hợp, nam giới mắc lậu mà không có triệu chứng nào của bệnh.
Ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé
Nhóm thai phụ mắc bệnh lậu có nguy cơ cao về sảy thai, nhiễm trùng ối hoặc chuyển dạ sớm. Thai phụ mắc bệnh lậu cũng tăng khả năng bị mắc thêm chứng nhiễm trùng đường tiểu. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ mắc bệnh lậu thì vi khuẩn của bệnh có thể truyền sang cho bé. Bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của bé sơ sinh, nếu không được điều trị, bé có thể bị mù.
Ngoài ra, bệnh lậu từ mẹ có thể ảnh hưởng đến các phần khác trên cơ thể bé như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng khớp gối và chứng viêm màng não.
Mối nguy nếu bệnh lậu không được điều trị
Nếu không được can thiệp, vi khuẩn lậu sẽ tấn công vào tử cung, ống dẫn trứng, gây nên các chứng bệnh thuộc khung xương chậu. Triệu chứng điển hình là đau bụng dưới, đau lưng, đau khi quan hệ; ra máu âm đạo, sốt và nôn.
Trường hợp mắc bệnh lậu ngoài giai đoạn có thai, vi khuẩn lậu sẽ đe dọa ống dẫn trứng, dẫn tới những cơn đau khung xương chậu, giảm khả năng sinh sản. Một số trường hợp, bệnh còn dẫn tới nguy cơ mang thai ngoài tử cung (sau này, khi bạn có thai).
Trường hợp hiếm, vi khuẩn lậu sẽ di chuyển vào mạch máu. Triệu chứng điển hình khi đó là sốt, ớn lạnh, đau da, đau háng. Cũng có khi, bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, tim, gây nên hiện tượng viêm màng não.
Điều trị lậu trong thai kỳ
Lậu có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh – loại an toàn dành cho bà bầu. Nếu thai phụ vừa mắc lậu, vừa mắc kèm theo một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, như chứng bệnh Chlamydia thì bác sĩ sẽ điều trị đồng thời 2 bệnh.
Ngọc Huê (Theo Babycenter)
- Những dấu hiệu không nên lơ là (08:11:00 22/09/2009)
- 5 lý do làm bà bầu đau bụng sau khi ăn (07:59:00 22/09/2009)
- Xét nghiệm cho trường hợp đặc biệt (13:41:00 20/09/2009)
- 3 câu hỏi về hen suyễn khi mang bầu (09:42:00 18/09/2009)
- Cơn co Braxton-Hick (08:17:00 17/09/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |