- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Khi nhau thai bị đứt
Đứt nhau thai là tình trạng nhau thai rời một phần hoặc hoàn toàn khỏi tử cung trước khi bé chào đời. Tình trạng này cản trở khả năng tiếp nhận oxy và dinh dưỡng đến bào thai, gây nên sinh non hoặc thai chết lưu.
Theo thống kê, tỷ lệ đứt nhau thai là 1/200 thai phụ với các cấp độ khác nhau. Nó thường phổ biến trong quý III nhưng cũng có thể xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ.
Dấu hiệu
Phần lớn trường hợp, thai phụ sẽ bị ra máu, từng giọt máu rải rác có thể quan sát bằng mắt thường hoặc máu đột nhiên trào ra. Cũng có khi, máu ra ít, bị giữ lại trong tử cung (sau nhau thai) nên thai phụ không thấy triệu chứng ra máu. Nhiều thai phụ còn bị đau lưng kèm theo.
Nếu nghi ngờ nhau thai bị đứt, thai phụ nên nhập viện sớm để bác sĩ tiến hành siêu âm, kiểm tra nhịp tim thai. Siêu âm thường không thể chẩn đoán được nếu vết đứt quá nhỏ.
Nếu sự ra máu không liên quan đến vết đứt ở nhau thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra âm đạo và cổ tử cung, tìm kiếm nguyên nhân gây ra máu. Có thể do thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm, polyp tử cung, vết rách trong âm đạo hoặc nguyên nhân khác.
Dấu hiệu nên nhập viện sớm:
- Ra máu liên tục (rải rác), nghi ngờ dấu hiệu vỡ ối sớm hoặc dịch tiết âm đạo chứa máu.
- Chuột rút, đau bụng hoặc đau lưng.
- Các cơn co tử cung thường xuyên hơn và kéo dài không dứt.
- Thai máy ít hơn trước đó.
Nguy cơ
Nếu gần ngày sinh, thai phụ có thể được chỉ định sinh sớm, dù vết đứt ở nhau thai là nhỏ, phòng trường hợp nhau thai vết đứt to ra sau này. Phần lớn trường hợp, thai phụ được chỉ định mổ đẻ. Tuy nhiên nếu vết đứt ở nhau thai quá nhỏ, cả mẹ và bé đều ổn thì thai phụ có thể được chờ đến cơn chuyển dạ thật. Tuy nhiên, thai phụ vẫn nên đề phòng nguy cơ phải nhập viện mổ đẻ nếu vết đứt lớn hơn.
Ngọc Huê (Theo Americanpregnancy)
- Nguyên nhân ra máu đầu thai kỳ (09:00:00 04/09/2009)
- 5 câu hỏi về 'chuyện yêu' khi mang bầu (09:23:00 03/09/2009)
- Đau dây thần kinh hông (08:49:00 03/09/2009)
- Tìm hiểu xét nghiệm AFP (08:18:00 01/09/2009)
- 12 chức năng cơ bản của siêu âm (00:54:00 31/08/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |