- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Đau dây thần kinh hông
Một số thai phụ phàn nàn, họ phải đối mặt với những cơn đau dây thần kinh hông, kéo dài xuống chân. Cơn đau có thể rất nghiêm trọng.
Định nghĩa
Dây thần kinh hông là một trong số dây thần kinh lớn trong cơ thể, giữ vai trò điều khiển hoạt động của nửa người dưới. Dây thần kinh hông chạy dọc từ phía tử cung, kéo dài xuống chân. Đó là lý do vì sao khi thai càng lớn, thai phụ càng cảm nhận rõ rệt áp lực và cơn đau vùng hông. Một số thai phụ miêu tả cơn đau dây thần kinh hông là đau nhói, đau buốt từ phía lưng dưới xuống chân.
Đối tượng dễ bị đau dây thần kinh hông
Nhóm thai phụ có tiền sử đau dây thần kinh hông, tăng cân quá mức, mang song thai / đa thai có xu hướng bị đau dây thần kinh hông hơn cả.
Cách xử trí
- Khi cơn đau xuất hiện, thai phụ nên nằm nghiêng để giảm sức ép lên lưng và hông. Nên nằm nghiêng về phần hông không bị đau, ví dụ, nếu cơn đau xuất phát ở hông bên phải, bạn hãy nằm nghiêng ở bên trái.
- Nên vận động đôi chân một chút thay vì đứng hoặc ngồi quá lâu. Nếu phải đứng trong thời gian dài, thử dồn trọng lượng cơ thể vào một chân, chân còn lại được nghỉ ngơi bằng cách kê chân lên một cái hộp hoặc một đồ vật chắc chắn, thấp. Nên đổi chân thường xuyên.
- Có thể dùng gạc ấm chườm vào vùng lưng dưới bị đau hoặc tắm nước ấm. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng đai nâng bụng bầu, nhằm giảm áp lực của bụng bầu lên hông. Giữ cho đôi chân thoải mái cũng có tác dụng giảm cơn đau dây thần kinh hông; vì thế, bạn nên sử dụng những đôi giày (dép) vừa vặn, đế thấp bằng.
- Nếu có điều kiện, thai phụ thử đi bơi (nên trao đổi với bác sĩ về thời gian và cường độ bơi). Bơi là hoạt động luyện tập giúp làm dịu cơn đau dây thần kinh hông hiệu quả nhất. Một số thai phụ thấy thử tập Yoga và cũng mang lại kết quả tốt. Ngoài ra, thai phụ có thể tham gia vào các lớp học tiền sản. Những động tác massage ở lớp học này có tác dụng giảm cơn đau lưng dưới, đau xương chậu và đau hông.
- Cuối cùng, thai phụ có thể trao đổi với bác sĩ về việc dùng acetaminophen, giảm đau nếu cơn đau không dứt. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau cần hạn chế ở mức thấp nhất và thai phụ không nên quá trông mong vào nó.
Lưu ý: Phần lớn các cơn đau dây thần kinh hông khi “bầu bí” chỉ là tạm thời. Nó sẽ tự nhiên mất đi trước khi chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Nếu sau sinh, cơn đau không thuyên giảm, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
>> Tư thế đúng cho bà bầu
>> 27 lưu ý trong sinh hoạt của thai phụ
Ngọc Huê (Theo Justmomies)
- Tìm hiểu xét nghiệm AFP (08:18:00 01/09/2009)
- 12 chức năng cơ bản của siêu âm (00:54:00 31/08/2009)
- Lưu ý khi bổ sung sắt hoặc axit folic (10:10:00 28/08/2009)
- 8 dấu hiệu sắp đến ngày sinh (09:29:00 28/08/2009)
- Thay đổi về thể chất trong tháng thứ 9 (07:56:00 27/08/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |