Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

5 câu hỏi về "chuyện yêu" khi mang bầu

09:03:10 03/09/2009

'Chuyện ấy' khi mang bầu có thể khiến nhiều cặp vợ chồng lo lắng. Lời khuyên là bạn nên thống nhất với chồng về tần suất và thời điểm 'giao ban' dựa trên sức khỏe và mong muốn của cả hai.

5 câu hỏi thường gặp về vấn đề này, qua tổng hợp từ About:

1. 'Tôi biết vẫn có thể ‘yêu’ khi mang bầu nhưng thời điểm nào nên ngừng lại?'

Bạn có thể tiếp tục “yêu” đến gần ngày sinh nếu cả hai vợ chồng đều thoải mái. Có vài lý do mà bạn nên ngừng "chuyện đó" như:

- Ra máu.

- Có dấu hiệu chuyển dạ sớm.

- Vợ / chồng hoặc cả hai mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nên trao đổi với bác sĩ về những rắc rối sức khỏe trong thai kỳ có liên quan đến “chuyện ấy”. Chẳng hạn, nếu bị ra máu nhẹ đầu thai kỳ thì thai phụ có thể kiêng “chuyện đó” 1-2 tuần hoặc lâu hơn (theo gợi ý của bác sĩ).

2. 'Bụng bầu to lên thì việc quan hệ thế nào là phù hợp nhất?'

Nếu bụng bầu to gây khó khăn khi “yêu” trong tư thế truyền thống, vợ chồng nên thử một số vị trí sau:

1. Phụ nữ ở trên. Kiểu “yêu” này cho phép bạn làm chủ mức độ “xâm nhập” và di chuyển. Có thể điều chỉnh tốc độ nhanh – chậm theo ý bạn. Tư thế này hoàn toàn phù hợp trong cả thời gian mang thai, nhất là những tuần cuối.

2. Kiểu úp thìa. Đối phương sẽ “tiến đến” bạn từ phía sau. Vị trí này không hề gây áp lực lên bụng bầu và sự “xâm nhập” nông. Khá nhiều phụ nữ thấy được thư giãn với kiểu yêu úp thìa trong suốt thời gian mang bầu.

3. Yêu kiểu “chú cún” (bà bầu quỳ gối còn chồng sẽ “đi vào” từ phía sau). Tư thế này khá thoải mái vì nó không gây sức ép từ đối phương lên bụng bầu. Tuy nhiên, khi bụng bầu to lên, một số thai phụ cảm thấy khó khăn vì không thể giữ bụng bầu vừa cúi người cho sự “xâm nhập” của đối phương từ phía sau.

4. Mặt đối mặt. Có vẻ hơi khó khăn nhưng vẫn thực hiện được (khi bụng bầu không quá to). Nằm đối diện với chồng, nhấc một chân của bạn lên sao cho đủ khoảng trống để đối phương “xâm nhập”.

3. 'Cực khoái thay đổi thế nào khi mang bầu?'

Một số phụ nữ tăng khoái cảm do dịch âm đạo nhiều và âm vật nhạy cảm hơn (thậm chí có phụ nữ lần đầu biết tới đa cực khoái). Nhìn chung, cực khoái có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Cực khoái cũng gây co bóp nhẹ ở tử cung nhưng do tử cung lớn hơn bình thường nên bạn khó nhận biết được chúng. Điều này không liên quan đến chuyển dạ sớm, trừ khi, cơn co tử cung kéo dài hàng giờ đồng hồ.

4. 'Quan hệ đường miệng có nguy hiểm không?'

“Yêu” đường miệng không gây hại cho thai phụ nhưng nên tránh để đối phương thổi mạnh vào âm đạo. Luồng không khí từ bên ngoài đi vào trong khi âm đạo đang mở có thể kích thích cơn co âm đạo, gây ra máu hay chuyển dạ sớm.

Tình dục miệng không phải thứ bị cấm khi “bầu bí”, đặc biệt là khi vợ chồng lo lắng với hình thức quan hệ bình thường. Có khá nhiều cách để bày tỏ tình yêu mà vợ chồng nên thử miễn là nó không gây hại cho thai phụ.

5. 'Quan hệ đường hậu môn thì sao?'

Nói chung là không sao nhưng nếu bị đau, bạn nên ngừng lại. Kiểu yêu này cũng khó khăn ở thời điểm cuối vì trọng lượng của thai chèn lên khung xương chậu. 

 


 Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo