- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
5 thắc mắc khi mang thai lần hai
Tôi đang mang thai (lần 2) tuần thứ 16 nhưng bị tăng cân khủng khiếp. Tôi không còn mặc nổi quần áo nữa. Không biết có chuyện gì?
Sẽ là bình thường nếu bạn có dấu hiệu tăng cân nhanh vào đầu quý II. Bởi vì, giai đoạn này, tử cung và các cơ bụng bị giãn mạnh. Bạn cũng cảm nhận thấy những chuyển động của bé trong bụng (nhiều trường hợp, người mẹ chỉ có thể nhận biết được thai máy khi sang tuần thứ 20).
Cũng không có gì đáng lo ngại nếu bạn tăng nhanh kích cỡ vòng ngực, vòng mông, vòng đùi trong khoảng thời gian này. Một chế độ ăn uống tăng cường hoa quả và rau xanh, đi kèm với chế độ luyện tập hợp lý giúp săn chắc cơ bắp và giúp bạn nhanh lấy lại vóc dáng thon thả sau sinh.
2. ‘Tôi gần 40 tuổi và đang mang bầu bé thứ hai. Tôi sinh bé đầu khi 33 tuổi. Lần mang thai này, tôi có nguy cơ gì không?’
Nếu bạn khỏe mạnh thì việc mang thai vẫn diễn ra bình thường. Có hai nguy cơ sức khỏe với những bà bầu nhiều tuổi là tình trạng tăng huyết áp và chứng tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, bạn nên đo huyết áp cũng như làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đường trong máu khi mới mang thai. Bạn có thể ngăn ngừa hai nguy cơ trên bằng chế độ ăn cần bằng và thời gian tập luyện hợp lý.
Nhóm phụ nữ mang thai ở cuối độ tuổi 30 càng cần phải tuân thủ lối sống lành mạnh. Bạn nên tuyệt đối tránh hút thuốc lá và uống rượu để giữ sức khỏe cho bản thân và em bé.
Quá trình sinh bé thứ 2 thường dễ dàng hơn sinh con đầu lòng, nhất là với nhóm người mẹ sinh thường. Nhóm người mẹ đã từng mang đa thai thường có cơ dạ con và cơ thành bụng lỏng lẻo (do các cơ này bị giãn) khiến thai nhi dễ chuyển động ngang (thay vì hướng đầu ra ngoài cửa âm đạo) nên có nguy cơ sinh mổ.
Tình trạng xơ hóa ở thành dạ con cũng là chứng bệnh phổ biến ở nhóm thai phụ nhiều tuổi – dễ phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ. Nguy cơ sảy thai và hội chứng Down ở bé cũng có xu hướng tăng theo tuổi tác của người mẹ.
3. ‘Lần mang thai trước, tôi ốm nghén nhiều nhưng lần mang thai này, tôi lại khỏe mạnh. Có điều gì bất ổn không?’
Hoàn toàn không vì mỗi lần mang thai thì mức độ nghén sẽ khác nhau. Một số trường hợp, nghén có xu hướng nặng hơn trong lần đầu mang thai và giảm dần trong lần mang thai tiếp theo.
Nghiên cứu nhận thấy khoảng 20% thai phụ không có dấu hiệu bị nôn; 28% cảm thấy mệt mỏi và 52% vừa có dấu hiệu vừa buồn nôn vừa mệt mỏi. Các dấu hiệu nghén trầm trọng nhất trong vòng 9 tuần đầu; sau đó, giảm dần và mất hẳn vào tuần thứ 14. Khoảng 2/3 bà bầu có triệu chứng nghén tương tự nhau, 1/3 còn lại không có hoặc ít dấu hiệu nghén hơn.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nghén là do lượng hCG tăng cao trong thời kỳ đầu mang thai, có thể kéo dài đến đầu quý II. Chứng nghén buổi sáng (hoặc nghén cả ngày, nghén buổi tối – một số ít trường hợp) có liên quan mật thiết đến sự tăng, giảm hormone trong cơ thể.
Chứng nghén có nguy cơ trầm trọng hơn ở nhóm người mẹ mang đa thai do lượng hormone tăng cao. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, tình trạng ít nghén có liên quan đến nguy cơ sảy thai. Nguyên nhân là vì, nhau thai không phát triển đúng sẽ khiến lượng hormone thấp. Tất nhiên, có rất nhiều người mẹ tuy không có triệu chứng nghén nhưng vẫn sinh nở bình thường. Quan trọng là bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để cơ thể khỏe mạnh và an toàn trong suốt thai kỳ.
4. ‘Lần sinh trước, tôi mắc chứng trầm cảm sau sinh. Liệu lần sinh bé thứ 2, tôi có phải tiếp tục đối mặt với chứng bệnh này?’
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến khoảng 10% phụ nữ. Bạn có khả năng mắc trầm cảm trong lần sinh bé thứ 2; bởi vì, nhóm phụ nữ có tiền sử trầm cảm rất dễ phải đối mặt với chứng bệnh này sau đó. Tuy nhiên, có nhiều người mẹ mắc trầm cảm sau sinh trong lần đầu nuôi con nhưng lại hoàn toàn khỏe mạnh khi có bé thứ hai. Nguyên nhân là vì lần sinh con thứ hai mang lại cho người mẹ kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu cũng như những kỹ năng vượt qua trầm cảm.
Nguy cơ trầm cảm sau sinh thường thấp hơn nếu bạn thường xuyên giao tiếp với mọi người xung quanh: gia đình, bạn bè và nhất là chồng bạn. Thứ hai, bạn nên học cách nhận biết sớm những dấu hiệu trầm cảm để thu xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ trước khi chứng bệnh này nghiêm trọng hơn.
5. ‘Lần sinh đầu, tôi chuyển dạ sớm hơn 4 tuần. Giờ, tôi đang mang bầu tuần thứ 24. Không biết tôi có lại sinh bé sớm không?’
Khi bạn có tiền sử sinh non, bạn cũng có nguy cơ chuyển dạ sớm cho lần mang thai tiếp theo. Tất nhiên, việc sinh non do rất nhiều yếu tố quyết định nên phương pháp dự đoán sinh non thường gặp khó khăn.
Hãy trao đổi với bác sĩ khi bạn mắc chứng bệnh viêm nhiễm âm đạo – yếu tố tăng nguy cơ chuyển dạ sớm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của chuyển dạ sớm như đau bụng, tăng tiết dịch vùng kín, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện.
Ngọc Huê (Theo Babycenter)
- Quá trình hình thành các bộ phận cơ thể của thai (15:04:00 02/03/2009)
- 6 'khó chịu' khi mới mang bầu (07:29:00 02/03/2009)
- Cách phát hiện thai sớm (15:35:00 27/02/2009)
- 'Bà bầu ăn ổi, con nổi nhọt' không có có sở khoa học (13:25:00 27/02/2009)
- Dự đoán giới tính thai (07:27:00 27/02/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |