- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
6 "khó chịu" khi mới mang bầu
Một số phụ nữ xuất hiện những cơn thở ngắn trong thời kỳ đầu mang thai. Đấy là vì bạn cần nạp thêm oxy cho bào thai đang phát triển.
Hãy nói với bác sĩ nếu đột nhiên những cơn thở ngắn có dấu hiệu trầm trọng hơn (không liên quan việc luyện tập thể dục); bạn khó thở khi nằm xuống, hoặc bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.
Còn 5 khó khăn khác bạn dễ phải đối mặt giai đoạn này.
2. Nhạy cảm với mùi vị
Những loại mùi khó chịu như thuốc lá hoặc ngay cả những mùi dễ thở hơn như nước hoa cũng làm bạn nôn nao. Một số phụ nữ khác lại xuất hiện cảm giác buồn nôn với bất kỳ mùi vị nào xung quanh. Nguyên nhân là do hormone thai nghén.
Ngoại trừ những loại mùi độc hại như khói thuốc, hóa (mỹ) phẩm gây độc, bạn mới nên tránh. Số mùi còn lại cũng không gây hại cho sức khỏe người mẹ và em bé.
3. Tiểu rắt
Không có biện pháp hữu hiệu để tránh tiểu rắt. Bạn nên hạn chế uống nhiều nước trước giờ ngủ để giảm thiểu nguy cơ tiểu rắt về đêm. Dù vậy, bạn vẫn phải thức giấc 1-2 lần vì chứng tiểu rắt.
Khả năng viêm đường tiết niệu khá phổ biến ở thai phụ. Nên hỏi ý kiến nếu bạn đi tiểu buốt.
4. Mệt mỏi
Mệt mỏi cao độ không rõ lý do là thay đổi thường thấy trong giai đoạn đầu thai nghén. Bạn không nên quá lo lắng vì sự mệt mỏi này phần lớn là dầu hiệu bình thường. Nên cố gắng nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để vượt qua giai đoạn khó chịu này.
5. Chán ăn
Nghĩ đến thịt cá là bạn nhăn nhó; thậm chí, cứ đi ngang qua hàng ăn là bạn muốn bỏ chạy. Rất nhiều thai phụ có “ác cảm” với thức ăn khi mới mang bầu như thế. Nguyên nhân là bởi vì lượng beta hCG (hormone trong máu) tăng cao.
6. Ngực căng và nhạy cảm
Mẹo nhỏ dành cho bạn là nên chọn loại áo ngực phù hợp, chất liệu tốt để đối phó khi ngực thay đổi.
Một số thắc mắc trong giai đoạn đầu mang thai
- Đối phó với cơn nghén buổi sáng tại chỗ làm thế nào?
- Cách tốt nhất để vượt qua cơn nghén buổi sáng nơi công sở là bạn nhấp nháp chút kẹo bạc hà, sử dụng nước súc miệng và dùng một lượng nhỏ trà gừng. Bạn cũng nên cố gắng hít thở khí trời, uống nhiều nước lọc trong ngày.
Nếu tình trạng nghén sáng ảnh hưởng đến khối lượng công việc, bạn nên chia sẻ khó khăn này với người quản lý để họ tìm cách hỗ trợ; chẳng hạn, bạn sẽ hoàn thành công việc chậm hơn dự kiến (vào buổi chiều sau khi bạn đã minh mẫn sau một giấc ngủ trưa ngắn ngủi) hay không.
- Tôi có thể đi du lịch không?
- Thời điểm thích hợp để du lịch là khoảng tuần 14-28 của thai kỳ (trừ khi bạn bị chống chỉ định đi xa). Nên trao đổi với bác sĩ trước khi có ý định du lịch. Trường hợp phải ngồi lâu trong thời gian dài, bạn nên đi lại một chút (khoảng 1 giờ đồng hồ một lần), để giảm máu tụ ở chân.
- Nếu tôi bị ốm thì sao?
- Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ với bất kỳ loại thuốc nào. Tránh những loại thuốc thảo mộc hoặc dân gian mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Tôi có thể tập thể dục không?
- Nên trao đổi với bác sĩ về chương trình luyện tập của bạn. Nếu bạn không có điều gì bất ổn về sức khỏe thì có thể luyện tập hàng ngày. Nó sẽ giúp bạn tránh stress và thúc đẩy tuần hoàn. Tránh những tư thế đòi hỏi sự căng cơ hay những động tác dễ làm bạn tổn thương. Đi bộ là một trong những cách luyện tập đơn giản.
- Đi khám răng, có ảnh hường gì?
- Các chứng bệnh về răng miệng có liên quan đến nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, bạn nên nói với bác sĩ nha khoa biết mình đang có thai và tránh chụp X quang.
Ngọc Huê (Theo Health24 / Webmd)
- Cách phát hiện thai sớm (15:35:00 27/02/2009)
- 'Bà bầu ăn ổi, con nổi nhọt' không có có sở khoa học (13:25:00 27/02/2009)
- Dự đoán giới tính thai (07:27:00 27/02/2009)
- Phát hiện hội chứng Down từ bào thai (15:14:00 25/02/2009)
- Những trường hợp cần sinh mổ (15:03:00 24/02/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |