- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Băng huyết sau sinh
Băng huyết là tai biến sản khoa thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người mẹ.
Sau khi sinh, cổ tử cung không co lại được (đờ tử cung) dẫn đến xuất huyết ồ ạt. Nguyên nhân có thể là:
- Thời gian chuyển dạ của người mẹ quá dài. Người sinh con đầu lòng thường có thời gian chuyển dạ dài hơn.
Đây là một trong năm tai biến sản khoa nguy hiểm hàng đầu ở người mẹ. 4 tai biến còn lại là: Tiền sản giật - sản giật (ngộđọc thai); Nhiễm trùng hậu sản; Uốn ván rốn và Vỡ tử cung.
- Thai nhi quá to khiến cho cổ tử cung người mẹ bị nhão (do giãn quá cỡ) nên không thể co lại như bình thường được.
- Người mẹ có tiền sử nạo hút thai nhiều lần (hoặc mắc các bệnh phụ khoa) khiến niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm. Nhiều trường hợp trong số này, bác sĩ phải tiến hành cắt bỏ tử cung do không cầm được máu.
- Người mẹ bị rối loạn đông máu hoặc thiếu máu.
- Người mẹ xuất hiện khối máu tụ ở phía âm hộ do bác sĩ xử lý không tốt khi khâu tầng sinh môn hoặc do sự can thiệp của các thủ thuật khi sinh nở như dùng kẹp forceps hoặc máy hút chân không.
- Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như đa thai, nhiễm trùng ối, mẹ bị tiểu đường, sót nhau, bất thương ở nhau, sinh mổ, thai quá ngày, chấn thương sinh dục, rách cổ tử cung, vỡ hoặc lộn cổ tử cung, tử cung có u…
Ảnh: GettyImages
Thông thường bác sĩ sẽ truyền máu và cho người mẹ uống thuốc để cổ tử cung sớm co lại. Trường hợp xử trí muộn hoặc có biến chứng tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, cắt bỏ một phần tử cung của người mẹ.
Nếu sau sinh khoảng 1 giờ đồng hồ, bánh nhau vẫn còn trong tử cung (sót nhau), bác sĩ sẽ tiến hành những thao tác xổ nhau hoàn toàn cho người mẹ.
Nếu người mẹ bị đau nhiều ở vùng âm đạo hoặc tầng sinh môn, bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch vào tĩnh mạch (hoặc truyền máu) và thực hiện các can thiệp ngoại khoa khác.
Lưu ý: Một số ít trường hợp, tình trạng chảy máu âm đạo có thể xảy ra sau khi sinh vài ngày, thậm chí đến tuần thứ hai sau sinh. Trường hợp này được gọi là chảy máu sau sinh thứ phát. Tình trạng này có thể do tử cung nhiễm khuẩn hoặc còn sót nhau, người mẹ nên nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra.
Phòng tránh
Tốt nhất, người mẹ nên đi khám thai theo định kỳ, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện những biến chứng thai nghén để có cách xử lý thích hợp. Người mẹ cũng nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ để phòng tránh hiện tượng thiếu máu và hạn chế thai nhi quá nặng cân.
Những xử lý tích cực của bác sĩ chuyên môn trong giai đoạn thứ ba của quá trình chuyển dạ như kéo dây rốn, xoa bụng, tiêm thuốc tê đúng kỹ thuật… giúp người mẹ hạn chế được nguy cơ băng huyết sau sinh.
Ngọc Huê
- Giai đoạn thứ ba khi chuyển dạ (07:36:00 06/12/2008)
- Giai đoạn 2 khi chuyển dạ (15:09:00 04/12/2008)
- Giai đoạn đầu khi chuyển dạ (15:12:00 03/12/2008)
- Vật dụng mang theo khi nhập viện sinh bé (15:23:00 02/12/2008)
- Trường hợp thai quá ngày (15:34:00 01/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |