- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Huyết áp cao khi mang thai
Huyết áp cao khi mang thai có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người mẹ và khiến em bé trong bụng chậm phát triển.
Với bà bầu chứng huyết áp cao đặc biệt nguy hiểm. Nếu chứng bệnh này chỉ thoáng qua thì không gây hại gì.
Huyết áp của những người bình thường dao động từ khoảng 120/80mmHg đến 140/90mmHg. Nếu trên 140/90mmHg được gọi là huyết áp cao.
Huyết áp có thể thay đổi giữa các khoảng thời gian trong ngày hoặc giữa các ngày trong tuần.
Huyết áp cao chỉ được phát hiện chính xác nhất qua đo huyết áp.
Trong trường hợp bệnh tăng nặng, ngoài việc có thể khiến thai nhi chậm phát triển, huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng sinh nở nghiêm trọng khi chuyển dạ (trong đó có nguy cơ tiền sản giật).
Phần lớn thai phụ mắc chứng huyết áp cao không có biểu hiện gì rõ ràng, một số thai phụ thấy xuất hiện dấu hiệu nhìn mờ, đau đầu…
Cách phòng tránh
- Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất.
- Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.
- Hạn chế dùng muối và các món ăn mặn.
- Nên đi kiểm tra huyết áp đầy đủ.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu hay các chất kích thích.
- Nếu bạn đã mắc chứng cao huyết áp trước khi mang thai, nên thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh, các loại thuốc đã dùng để bác sĩ điều chỉnh liều lượng và kê đơn phù hợp cho bạn mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Càng gần đến cuối thai kỳ, bạn càng nên đi khám và đo huyết áp nhiều hơn.
- Nên kiểm tra cả sức khỏe tim mạch của bạn đều đặn.
- Nếu cao huyết áp chuyển thành tiền sản giật, tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Những đồ uống có lợi cho bà bầu cao huyết áp
- Sinh tố táo: Chứa nhiều chất xơ, photpho, sắt, kali và nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe khác. Nó cũng rất hữu ích với những bà bầu mắc bệnh bàng quang, sỏi thận. Có thể dùng từ 1-2 cốc nước táo một ngày.
- Sinh tố dưa chuột: Giàu canxi, sắt, photpho và các loại vitamin khác. Ngoài ra, dưa chuột cũng có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm sưng viêm.
- Các loại nước hoa quả, sinh tố chứa nhiều vitamin C như cam, chanh… cũng rất tốt cho thai phụ cao huyết áp. Vitamin C có tác dụng kìm hãm sự căng thẳng của hệ thần kinh trung ương và làm dịu huyết áp. Nó cũng giúp tăng cường sinh lực, hỗ trợ lưu thông máu.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng những loại hoa quả thuộc họ cam quýt có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, bạn không nên sử dụng nhiều loại hoa quả này trong quá trình điều trị bằng thuốc, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
- Nước ép củ cải đường: Chứa nhiều vitamin B1, B2, C, photpho, sắt, mangan… Hàm lượng magiê lớn trong củ cải đường có tác dụng loại bỏ stress, củng cố và làm ổn định hệ thần kinh.
Tuy nhiên, nước ép củ cải đường dễ kết hợp với các vi khuẩn trong không khí và gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên uống ngay sau khi chế biến hoặc chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa 3 giờ trước khi dùng.
Loại nước ép này có mùi vị hơi khó chịu, cho nên lúc mới đầu bạn nên uống từng chút một, sau quen rồi, có thể tăng thêm liều lượng. Bạn cũng có thể pha loãng thêm nước ép này với nước đun sôi để nguội cho dễ uống.
Ngọc Huê (Theo Healthday/Fitpregnancy)
- An toàn cho bà bầu khi ăn uống (14:34:00 24/10/2008)
- 8 cách giảm đau khi chuyển dạ (14:28:00 23/10/2008)
- Giãn tĩnh mạch khi mang thai (14:36:00 22/10/2008)
- Phòng và tránh sinh con nhẹ cân (14:47:00 21/10/2008)
- Những điều bà bầu không nên tin (16:20:00 20/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |