- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
An toàn cho bà bầu khi ăn uống
Vi khuẩn phần lớn tồn tại trong nước, thức ăn và có thể gây bệnh cho con người. Với bà bầu, vi khuẩn có thể xâm nhập qua nhau, làm yếu hệ miễn dịch, thậm chí gây cản trở quá trình phát triển của thai nhi.
Một số loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn
Các loại củ mọc mầm: Khoai tây, khoai lang… mọc mầm đều có chứa những nguồn độc tố và nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên tránh tất cả những loại củ đã lên mầm.
Trứng sống: Ẩn chứa nhiều vi khuẩn không tốt. Bạn cũng không nên ăn trứng tái, lòng đào để bảo vệ sức khỏe chung cho cả bà mẹ và em bé.
Các loại thịt tái: Tồn tại
nhiều vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn E. coli. Bạn nên đun nấu thật kỹ để tránh ăn phải những miếng thịt còn màu hồng đỏ.Các món gỏi: Là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nảy nở và hoạt động. Bất kỳ loại gỏi nào từ thịt, cá nước mặn, nước ngọt, tôm, cua… đều có thể trở thành thủ phạm gây bệnh đường ruột và tiêu chảy cho bạn.
Rau sống: Được ví như ổ vi trùng, nhất là các loại rau được bày bán sẵn ở ngoài hàng quán hay những khu vực thiếu vệ sinh khác. Tốt nhất, bạn nên kiêng rau sống trong suốt thời gian mang thai.
Món patê: Chứa nhiều khuẩn có tên là Listeria, gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ và em bé.
Món sushi: Là môi trường tiềm ẩn nhiều loại sán, vi khuẩn độc hại. Nguyên liệu chủ yếu của sushi là các loại cá sống, dạng gỏi nên không thích hợp cho phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, các nguồn thực phẩm khác có nguy cơ nhiễm khuẩn cao là thức ăn ôi thiu, mốc; xúc xích; nội tạng động vật; sữa và phomat chưa qua tiệt trùng; các món lẩu; các món nộm; tiết canh…
Các loại thực phẩm chứa nhiều độc tố tự nhiên như cá nóc, nấm độc, gan cóc, một số loại sò… Bạn cũng nên cẩn thận khi sử dụng.
Lưu ý: Vi khuẩn vẫn có khả năng sinh sôi kể cả khi thức ăn đã được bảo quản trong tủ lạnh. Tốt nhất bạn nên rã đông thực phẩm và đun nấu kỹ lại trước khi dùng.
Cẩn thận với đồ uống
- Không uống các loại nước ngọt, hoa quả đã mở nắp và bảo quản trong tủ lạnh quá 3 ngày.
- Nước đun sôi để nguội chứa trong bình nhựa từ 7 ngày trở lên cũng bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, bạn nên tránh uống những loại nước này hoặc muốn uống thì phải đun sôi lại.
Các lưu ý khác
- Trước khi ăn nên lau sạch son môi: Thành phần của son môi bao gồm một số chất tạo màu. Những chất này dễ hút và giữ lại những vi khuẩn có hại từ môi trường, dễ theo thức ăn vào miệng.
- Luôn luôn tuân thủ quy tắc “ăn chín, uống sôi”.
- Hạn chế ăn bốc: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bàn tay chúng ta là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn, vi trùng độc hại.
- Không ăn các loại thịt, cá trứng sống, tái.
- Rửa hoa quả thật sạch và gọt vỏ trước khi ăn.
- Không để thức ăn sống và thức ăn chín ở cạnh nhau.
- Vệ sinh tay, dao thớt hay các dụng cụ nhà bếp mỗi lần chế biến thức ăn.
- Tránh các loại sữa, phomat chưa tiệt trùng; các loại đồ hộp hết hạn, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngọc Huê (Theo Epregnancy)
- 8 cách giảm đau khi chuyển dạ (14:28:00 23/10/2008)
- Giãn tĩnh mạch khi mang thai (14:36:00 22/10/2008)
- Phòng và tránh sinh con nhẹ cân (14:47:00 21/10/2008)
- Những điều bà bầu không nên tin (16:20:00 20/10/2008)
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến thai nhi (14:10:00 18/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |