- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tắc và chảy máu mũi khi mang thai
Sự thay đổi hormone và áp lực của lượng máu gia tăng lên màng nhầy trong mũi khiến lớp màng này bị sưng, khô và dễ dàng bị chảy máu trong suốt thai kỳ.
Cũng chính vì vậy bạn thường bị ngạt hay sổ mũi mặc dù không hề bị cảm. Đặc biệt nếu bạn có bầu vào mùa đông, chứng chảy máu mũi hay xảy ra hơn cả.
Đối phó với nghẹt và chảy máu mũi:
Giữ ẩm không khí trong nhà. Nếu bạn sử dụng điều hòa, nên đặt một chậu nước nhỏ trong phòng để không khí không bị khô, đặc biệt lúc đi ngủ.
Uống nhiều nước để hốc mũi có đủ độ ẩm.
Xông mũi bằng hơi nước. Xả nước ấm (lưu ý đừng để nước quá nóng) từ vòi sen và tắm trước khi đi ngủ. Bạn sẽ không bị khó chịu cả đêm vì nghẹt mũi.
Nhỏ dung dịch nước muối sinh lý hay loại thuốc nhỏ mũi dùng cho bé sơ sinh và phụ nữ mang thai để làm ẩm hốc mũi. Đừng sử dụng tùy ý những loại thuốc nhỏ mũi khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
“Xì” mũi nhẹ nhàng: Nếu bạn “xì” mũi quá mạnh hay liên tục, bạn càng bị sổ mũi và chảy máu mũi nặng hơn (Do lớp màng nhầy trong mũi bị tổn thương).
Làm ngưng chảy máu mũi:
Nếu bạn bất ngờ bị chảy máu mũi, hãy giữ nguyên tư thế và đầu ngẩng lên. Đang ngồi mà nằm xuống hoặc nghiêng đầu sẽ khiến bạn nuốt phải máu gây buồn nôn.
Bịt lỗ mũi bị chảy máu lại một lúc khoảng 4 phút.
Đắp một miếng gạc hay khăn lạnh lên mũi, nhiệt độ giảm đột ngột làm mạch máu co lại và ngưng chảy máu.
Khi nào nên đi khám
Nghẹt và chảy máu mũi là một triệu chứng bình thường lúc mang thai. Sau khi sinh con, bạn sẽ không còn khổ sở với cái mũi tắc tị hay chảy máu nữa.
Tuy nhiên bạn cũng nên đi khám khi bị chảy máu mũi thường xuyên và không ngừng khi đã thực hiện các biện pháp nêu trên. Nếu ngạt mũi làm bạn không thể ngủ được, ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cũng nên hỏi bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Nếu bạn bị nghẹt và sổ mũi kèm theo những dấu hiệu của bệnh cúm, hãy đi khám ngay để phòng tránh những di chứng cho thai nhi (nhất là trong 3 tháng đầu). Các dấu hiệu của bệnh cúm là: hắt hơi, ho, viêm họng, sốt, đau nhức mình mẩy.
Diệu Linh (Theo Marchofdime)
- Khắc phục chứng phù chân (17:07:00 09/09/2008)
- An toàn cho thai trước hóa chất (15:30:00 09/09/2008)
- Điều trị viêm họng ở thai phụ (00:43:00 09/09/2008)
- Chọn đồ ăn vặt cho bà bầu (14:44:00 08/09/2008)
- Bệnh về da trong thai kỳ (09:28:00 08/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |