- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Vận động khi mang thai
Trong khi mang bầu, những công việc bạn quen làm hàng ngày giờ đây trở nên nặng nề hơn. Và bạn buộc phải nghĩ ra cách hoàn thành công việc một cách an toàn cho cả bạn và bé.
Làm thế nào cho thoải mái mỗi khi cúi xuống
Khi bạn phải cúi xuống, hãy cúi lưng từ từ và gắng không cong lưng như ngày chưa có bầu. Hai chân dang rộng hơn, hơi gập đầu gối và trong tư thế dốc người về phía trước từ từ ngồi xuống. Làm thế lưng của bạn sẽ không bị căng.
Khi muốn phải ngồi xuống, bạn hãy đưa một chân lên trước, sau đó gập cả hai đầu gối và ngồi xuống. Khi đứng dậy bạn làm ngược lại và giữ thẳng lưng. Bằng cách phân bổ một cách hợp lý trọng lực tác động lên cột sống, tới cuối ngày làm việc bạn sẽ không bị đau lưng.
Nếu muốn nằm nghỉ một chút
Nếu bạn muốn nằm xuống sàn nhà nghỉ ngơi một chút, hãy tuân thủ trình tự sau đây: đưa một chân về phía sau, rồi co đầu gối tới mức bạn có thể chạm tay xuống đất, rồi trong tư thế ngồi xổm như vậy dần chạm mông xuống sàn và nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Kê gối dưới hông và chân bạn. Cách làm này làm giảm căng thẳng của cơ bắp và giúp cho máu dễ dàng chảy từ chân tới tim.
Hãy tập thở sâu hơn
Khi đi dạo, hãy chuyển động cả người một cách nhẹ nhàng và uyển chuyển. Thỉnh thoảng nhấc cả hai tay lên và hạ xuống, đồng thời hít vào và thở ra thật sâu. Thở sâu sẽ cung cấp nhiều ô xy cho phổi, và điều này có lợi cho bạn và bé. Ngoài ra học cách thở sâu còn có lợi khi bạn sinh, vì sẽ làm giảm các cơn đau và giúp bạn thư giãn.
Đi… đúng quy tắc
Trong khi đi bộ, bạn hãy chú ý tới dáng đi của mình và nhớ lắc nhẹ đôi vai. Bài tập này rất có ích đối với các cơ bắp vai, mà cơ này lại có nhiệm vụ giữ xương sống của bạn ở vị trí thẳng thắn. Bạn cũng nên thường xuyên tập co thắt các cơ vùng xương chậu và âm đạo - một sự chuẩn bị rất có ích cho việc sinh nở sau này. Ngoài ra cố gắng đi mà không co đầu gối. Điều này giúp bạn tập các cơ ở vùng mông, khiến cho hình dáng của mông đẹp hơn và dáng đi của bạn cũng duyên dáng hơn.
Hãy nâng niu cột sống
Cột sống tham gia vào hoạt động của tất cả các cơ quan và hệ thống trong cơ thể chúng ta, đảm bảo việc liên kết và phân phối hoạt động của chúng. Khi biết cách giữ gìn để cột sống không bị quá tải, chúng ta không chỉ tránh được bệnh đau lưng mà còn giúp các cơ quan khác hoạt động tốt và giúp cho em bé trong bụng mẹ nhận được đầy đủ các dưỡng chất và luôn khoẻ khoắn. Hơn nữa, trong giai đoạn mang thai, cột sống phải chịu trọng tải đặc biệt từ vùng bụng phía trước.
Theo Tạp Chí Mẹ & Bé
- Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kỳ (10:21:00 11/09/2008)
- Gợi ý những đồ cần mua trước khi sinh (09:27:00 11/09/2008)
- Tắc và chảy máu mũi khi mang thai (09:46:00 10/09/2008)
- Khắc phục chứng phù chân (17:07:00 09/09/2008)
- An toàn cho thai trước hóa chất (15:30:00 09/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |