- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Các kiểu nghén lạ
Nghén là chuyện bình thường đối với các bà bầu. Tuy nhiên, có người nghén ít, có người nghén nhiều, thậm chí có người còn có những kiểu nghén lạ, nghén ‘kinh dị’ như nghén chồng, nghén xà phòng…
Nghén chồng
Chị Liên có kiểu nghén “độc nhất vô nhị”: nghén chồng. Chuẩn bị có con lần đầu, chị vô cùng mừng rỡ khi thấy trong giai đoạn nghén, mình không phải kiêng khem gì nhiều. Chị cũng không mấy mệt mỏi hay sợ khi gặp thực phẩm có mùi tanh, rán…
Tuy nhiên, cứ gặp mặt chồng là chị… buồn nôn. Thậm chí, nhìn chiếc áo của chồng treo trên mắc, chị cũng nôn thốc nôn tháo, ngay cả “mùi” của anh ở trong phòng ngủ cũng làm chị mệt lử vì nôn. Sau nhiều lần kiểm nghiệm, mọi người khẳng định, chị bị “nghén chồng”.
Chồng chị cũng thấy buồn bực vì không hiểu sao vợ lại đi nghén mình, rồi nghĩ lẩn thẩn đủ điều… Khi những buồn bực qua đi, anh lại thấy áy náy vì không thể gần gũi, chăm sóc vợ. Nhiều lúc, thương vợ, anh chỉ đứng ngoài cửa lén nhìn vào trong, vậy mà chị cũng ngửi thấy “mùi” và lại nôn thốc nôn tháo… Anh không còn cách nào khác, đành ngậm ngùi chịu “cách ly” với vợ trong suốt thời gian thai nghén.
Nghén ‘yêu’
Chuyện ốm nghén của chị Vân cũng ảnh hưởng đến chồng, tuy nhiên lại theo một kiểu khác. Chị có bầu 4 tháng, trông tươi tắn, hạnh phúc. Trong khi ấy, chồng chị, anh Tuấn lại ngày càng phờ phạc, mệt mỏi. Những người có kinh nghiệm đều cho rằng anh “nghén” thay vợ. Tuy nhiên, có những việc chỉ có “người trong cuộc” mới hiểu rõ.
Anh chẳng thể tâm sự được với ai nguyên nhân của sự mất phong độ thê thảm của mình là vì vợ nghén, mà lại nghén… “chuyện ấy”. Anh không hiểu trong y học có khái niệm “nghén sex” không, nhưng rõ ràng là vợ anh trở nên “ham hố” một cách bất ngờ so với thời kỳ trước khi mang thai.
Sau 2 năm kết hôn, anh chị đã quyết định sẽ có con. Cả hai người đều khỏe mạnh, yêu thương và hợp nhau về chuyện chăn gối nhưng nhịp độ bình thường cũng chỉ 2 – 3 lần mỗi tuần. Kể từ khi chị Vân có bầu, hầu như ngày nào chị cũng muốn được “yêu”.
Dù rất mệt mỏi, công việc bận rộn… nhưng không muốn để vợ mất vui hay “bức xúc” vì bất cứ điều gì, anh vẫn cố gắng cắn răng “chiều vợ”. Nhiều hôm về nhà, thấy vợ cơm nước sẵn sàng, tắm gội sạch sẽ, mắt long lanh mà anh lại thấy… hãi.
Với tần suất “hoạt động” cao như vậy, chỉ sau hơn một tháng, anh cảm thấy mệt rũ rượi, lúc nào cũng chỉ thèm ngủ. Thêm vào đó, cảm giác không được yên tâm vì sợ ảnh hưởng tới bé cũng khiến anh thấy chật vật để duy trì cảm xúc.
Chị Vân đã đi khám và được biết rằng hiện tượng đó là hoàn toàn bình thường ở phụ nữ do sự thay đổi nội tiết tố và các hoocmon trong thời kỳ thai nghén.
Xét ở khía cạnh tích cực, quan hệ tình dục đạt được thỏa mãn rất có ích cho tâm lý và sự co giãn cơ vùng chậu, thuận lợi cho việc sinh nở. Tuy nhiên, ham muốn quá nhiều có thể gây áp lực cho chồng và chính người mẹ. Để cân bằng vấn đề tế nhị này, người mẹ có thể nghĩ nhiều hơn đến sự an toàn của thai nhi, sức khỏe của chồng, tìm hiểu những thông tin nuôi dạy trẻ…
Chồng “nghén” thay vợ
Rất nhiều trường hợp những ông chồng có vợ mang bầu cũng mắc phải triệu chứng thai nghén như buồn nôn, chuột rút, đau lưng… và thậm chí to bụng. Theo các chuyên gia, đây được gọi là hội chứng “tục sản ông”. Nguyên nhân của nó còn chưa xác định rõ, có thể là do người chồng quá lo lắng về việc có thai.
Anh Trung, vốn là người "ghét cay ghét đắng" thịt mỡ, vợ mua thịt về dính một chút mỡ là anh đã la lối om sòm, cả khu tập thể đều nghe. Vậy mà khi vợ mang thai được 1 tháng, anh bỗng nhiên thèm thịt mỡ kinh khủng, thèm đến nỗi phải mua nguyên một cục thịt mỡ gần nửa cân, đem luộc, chấm mắm ăn dần với cơm.
Nhiều ông khi vợ mang thai bỗng dưng thèm... ngủ, giờ nào cũng ngủ, phút nào cũng ngủ, ngay cả trong giờ làm việc, dù trước đây là người "kén" ngủ. Có nhiều ông lại sợ mùi tanh của cá và thèm ngọt ghê gớm, cứ làm việc được một tiếng đồng hồ là lẳng lặng đi kiếm đồ ngọt để ăn...
Hầu hết các triệu chứng này đều xuất hiện trong giai đoạn đầu vợ mang thai, và dần biến mất sau khi đứa con ra đời. Theo tiến sĩ Harriet Gross, tại khoa Khoa học nhân bản thuộc Đại học Loughborough nhận định, hội chứng này có thể là dấu hiệu của sự lo lắng thái quá và bắt nguồn từ sự cảm thông với vợ.
Nghén xà phòng
Chuyện nghén của chị Hạnh cũng “lạ” không kém. Chị sợ tất tần tật các loại xà phòng, từ xà phòng tắm, giặt, gội… cho đến nước rửa bát, nước lau nhà. Chính vì vậy mà chị cách ly luôn những ai thơm tho mùi xà phòng.
Mọi người trong nhà chị Hạnh cũng cố gắng tránh tắm gội những lúc chị ở nhà. Trong công ty, bạn bè đồng nghiệp chị cũng biết ý mà tránh dùng những loại xà phòng có mùi mạnh.
Chỉ có chồng chị là khổ nhất. Dù anh đã cố gắng… “khử mùi” mỗi khi bên vợ nhưng chị vẫn ngửi thấy và anh lại phải chứng kiến vợ nôn ra mật xanh mật vàng vì mình. Trong thời gian vợ nghén, hễ được sếp phân công đi tỉnh xa là anh vô cùng phấn khởi vì được tắm gội thỏa thích.
Bản thân chị Hạnh cũng là người ưa sạch sẽ. Nhưng từ lúc ốm nghén, 10 ngày chị mới gội đầu một lần, tắm không dùng xà phòng. Chị cũng thôi không động đến việc lau dọn nhà cửa, giặt giũ hay rửa chén bát.
Nghén đủ… 9 tháng 10 ngày!
Chị Hà, người có một lịch sử nghén rất “đáng nể”, mang bầu 9 tháng 10 ngày thì nghén đủ 10 ngày 9 tháng. Cho dù chị ăn gì thì cũng chỉ đến nửa tiếng sau là nôn bằng hết. Người ta thường chỉ bị nghén trong ba tháng đầu, còn chị nghén luôn tới tận lúc đẻ.
Nghén thế nhưng hai người con trai của chị ra đời vẫn khoẻ mạnh, tuy nhẹ cân song dễ nuôi. Cho tới bây giờ, khi hai người con đã trưởng thành, lấy vợ, sinh con, thì chính chị và gia đình cũng không hiểu tại sao chị lại bị nghén kinh khủng thế.
Thức ăn duy nhất không bị chị cho ra ngoài là củ lạc. Trong suốt thai kỳ, chị chỉ ăn hết lạc luộc, lạc muối rồi lại lạc kho… Đến lúc chị mang bầu đứa thứ hai, tình trạng cũng không khả dĩ hơn. Nhiều lúc, chị cho rằng hai đứa con của mình được nuôi sống nhờ… lạc.
Tuy nhiên, những cơn nghén trên vẫn thuộc dạng “nghén lành”. Còn rất nhiều kiểu nghén, trò nghén làm đấng lang quân và người thân không chịu nổi “nhiệt”.
Minh Châu (Ngôi Sao / Thanh Niên)
- Chống nghén hiệu quả (09:24:00 10/05/2008)
- Lưu ý chung khi mang thai (14:21:00 09/05/2008)
- Cách dự tính ngày sinh (08:21:00 09/05/2008)
- Các cách thử thai (08:09:00 08/05/2008)
- Dấu hiệu mang thai (07:40:00 07/05/2008)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |