- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
4 tuần đầu tiên của thai kỳ
Khi noãn bào (trứng) đã được thụ tinh thì nó bắt đầu phân bào và trở thành túi phôi nguyên thủy đi vào tử cung và bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung. Lúc này sự phát triển của phôi thai cũng dần bắt đầu.
Sự thay đổi của mẹ
4 tuần đầu tiên của thai kỳ, có thể người mẹ vẫn chưa biết mình đã mang thai, nhưng cơ thể người mẹ đã bắt đầu có những triệu chứng như: mệt mỏi, ngủ nhiều hơn (từ 8 – 10 tiếng một ngày, ngủ trưa), đi tiểu nhiều hơn, ngực trở nên đau và nặng hơn, núm vú ngứa ngáy và trở nên sẫm màu, buồn nôn (ốm nghén) và tăng cân nhẹ (từ 1 – 2 kg).
Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn cũng mất do bị ngăn cản bởi chất progesterone tiết ra từ buồng trứng nhằm bảo vệ cho thai phát triển ổn định. Ngoài ra, thành tử cung của bạn cũng mềm hơn để phôi thai bám chặt vào. Tử cung cũng phát triển to ra tùy theo kích cỡ phôi thai.
Minh họa thai nhi tuần 2
Minh họa tuần thứ 3
Minh họa tuần thứ 4
Sự phát triển của phôi thai
Khi trứng đã bám vững chắc vào thành tử cung, việc thụ thai coi như hoàn tất. Những cái lông giống như bọt biển của lớp tế bào bên ngòai của phôi bắt đầu bám dính vào lớp niêm mạc tử cung, ăn thông với các mạch máu của người mẹ.
Một số tế bào phát triển thành dây rốn và các lớp màng bảo vệ thai nhi. Màng bảo vệ này sẽ tạo ra lớp nhau thai ban đầu và hệ nâng đỡ mà trong đó phôi sẽ phát triển: túi ối (túi nước có phôi lơ lửng ở trong), màng đệm (màng chắn an toàn bao quanh túi ối và túi phôi) và túi noãn hoàng (sẽ sản xuất ra tế bào máu cho tới khi gan đảm nhận).
Sau đó, màng đệm phát triển thành các nhánh hình ngón tay ăn sâu vào niêm mạc tử cung, làm cho toàn bộ phôi thai bám chặt vào tử cung.
Các tế bào của phôi thai trong thời kỳ này cũng bắt đầu chuyên biệt hóa, tạo thành các cơ quan khác nhau trong một con người mới: tủy sống bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 2; tim bắt đầu đập cuối tuần thứ 3; vào tuần thứ 3 phôi thai bước vào thời kỳ rất nhạy cảm do tất cả các cơ quan chính đều đã hình thành, dễ bị tác động bởi các chất gây nghiện, thuốc lá, rượu…
Vào cuối tháng thứ nhất, phôi thai sẽ có chiều dài khoảng 4 mm và cân nặng chưa đến 1 gram.
Nội dung: Minh Châu (mevabe.net)
Minh họa: babycenter
Chuyển ngữ & trình bày: mevabe.net
- Chế độ thai sản (07:40:00 13/05/2008)
- Lưu ý bà bầu khi ở công sở (13:12:00 12/05/2008)
- Các kiểu nghén lạ (08:09:00 12/05/2008)
- Chống nghén hiệu quả (09:24:00 10/05/2008)
- Lưu ý chung khi mang thai (14:21:00 09/05/2008)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |