- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé 6 tháng tuổi tử vong vì nuốt hạt vải
>> Xử trí khi bé bị hóc, bỏng, ngộ độc
Trong khi người lớn ăn vải không để ý, bé trai 6 tháng tuổi đã cầm được hột vải và bỏ vào miệng, dẫn đến hóc, tắc đường thở.
Mặc dù nhanh chóng phát hiện nhưng gia đình đã không cứu được, em bé tử vong chỉ sau đó ít phút. Sự việc đau lòng xảy ra vào chiều qua tại xã Quyết Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Đây là bài học rất đắt giá cho các gia đình có con, cháu nhỏ. Các bé rất dễ bị sặc, hóc do các bé thích bỏ mọi thứ vào miệng. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết cách sơ cứu kịp thời.
![]() |
Hạt vải có thể gây hóc cho trẻ. Ảnh minh họa. |
Theo “Cẩm nang chăm sóc bà mẹ và em bé”, tác giả Elizabeth Fenwick, Nhà xuất bản trẻ phát hành năm 2010, khi trẻ bị sặc, hóc, cha mẹ cần xử lý như sau:
Cứu chữa cho một em bé:
1. Giữ em bé của bạn trong tư thế mặt úp, đầu dốc ngược thấp hơn thân dọc theo cánh tay bạn. Đầu và vai trên cánh tay bạn. Vỗ mạnh vào phần trên của lưng 5 cái.
2. Xoay mặt bé về phía cánh tay kia của bạn, rồi nhìn vào trong miệng bé và dùng một ngón tay lấy dị vật ra. Nhớ đừng thọc sâu vào cổ họng của bé.
3. Nếu vỗ lưng không thành công thì để hai ngón tay ở phần nửa dưới của xương ức và ấn mạnh xuống với nhịp độ 3 giây một lần. Làm như vậy để tạo ra một cơn ho nhân tạo. Kiểm tra miệng bé lại lần nữa.
4. Nếu vật cản vẫn chưa lấy ra được thì bạn hãy lặp lại từ bước 1 đến bước 3 thêm ba lần nữa đồng thời gọi xe cấp cứu đến.
Với trẻ lớn hơn:
1. Con bạn có thể tự ho để đẩy dị vật ra. Bạn hãy khuyến khích cháu làm như vậy, nhưng cũng đừng để mất thời gian nhiều quá. Nếu như thấy cháu không ho ra được thì hãy cho cháu khum người ra phía trước rồi vỗ mạnh vào giữa xương bả vai 5 cái.
2. Kiểm tra miệng của cháu. Lấy ngón tay đè lưỡi xuống để dễ nhìn. Lấy ra tất cả dị vật nào mà bạn nhìn thấy được.
3. Nếu vỗ lưng không thành công thì hãy ấn mạnh vào ngực cháu, nắm tay lại và đặt nắm tay lên phần dưới xương ức. Lấy tay kia giữ chặt nắm tay. Kéo mạnh nắm tay vào trong đến 5 lần với nhịp độ 3 giây một lần. Kiểm tra miệng lại lần nữa.
4. Nếu ấn ngực không thành công thì hãy ấn bụng. Đặt nắm tay ngay giữa bụng trên, dưới xương sườn. Vòng tay kia qua nắm lấy nắm tay, ấn mạnh hướng lên trên 5 cái. Sau đó, kiểm tra miệng lại lần nữa.
5. Nếu ấn bụng không thành công thì hãy lặp lại từ bước 1 đến bước 4 thêm ba lần nữa, đồng thời gọi xe cấp cứu.
Theo Vietnamplus
- Bé 2 tuổi bỏng nặng do ca nước của mẹ (11:11:00 19/06/2013)
- Nhiều bé dị ứng đạm sữa bò chưa được xử trí đúng (11:30:00 18/06/2013)
- Hạn chế tình trạng rôm sảy (10:37:00 17/06/2013)
- Bé có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần (11:00:00 13/06/2013)
- Canada khuyến cáo không dùng thuốc có codein cho bé dưới 12 tuổi (11:14:00 11/06/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |